Tóm tắt Chương 3: Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác - Lênin

Chương 3 môn Triết học Mác - Lênin trình bày sự ra đời và phát triển của hệ thống triết học cách mạng, khoa học và nhân văn do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập, sau đó được V.I. Lenin phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Nội dung bao gồm các tiền đề kinh tế - xã hội, khoa học tự nhiên và triết học, đặc điểm của triết học Mác - Lênin, và vai trò của nó đối với phong trào cách mạng thế giới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tài liệu tóm tắt giúp sinh viên nắm vững cơ sở tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Marx Engels Leninchương 3 triết họcchủ nghĩa duy vật biện chứnglịch sử triết họcsự hình thành triết học Máctriết học Mác - Lênintriết học chính trịtriết học nền tảngtư tưởng cách mạngôn tập triết học

 

I. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

1. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Sự cũng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp

Thời điểm ra đời: Thập niên 1840, thế kỷ XIX.

Bối cảnh: Cách mạng công nghiệp -> Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

Kết quả: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa củng cố (Anh, Pháp, Đức).

Hệ quả kép: Củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời mâu thuẫn xã hội (vô sản vs tư sản) gay gắt, đối kháng sâu sắc.

b) Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập

Nguồn gốc: Giai cấp vô sản ra đời cùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Quá trình: Từ đồng minh của tư sản -> giai cấp bị trị, mâu thuẫn đối kháng.

Biểu hiện: Đấu tranh giai cấp (Thợ dệt Lyông, Phong trào Hiến chương, Thợ dệt Xilêdi).

Vai trò mới: Tư sản không còn cách mạng. Giai cấp vô sản -> lực lượng tiên phong cho dân chủ, tiến bộ xã hội.

c) Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác

Yêu cầu: Thực tiễn xã hội, đặc biệt thực tiễn cách mạng vô sản -> đòi hỏi lý luận soi đường.

Thực trạng: Nhiều học thuyết lý luận ra đời từ các lập trường giai cấp khác nhau (VD: các loại "chủ nghĩa xã hội").

Đột phá: Giai cấp vô sản cách mạng -> cơ sở cho lý luận cách mạng và khoa học mới.

Sáng tạo: C.MácPh.Ăngghen xây dựng lý luận mới, triết học là cơ sở thế giới quanphương pháp luận.

Quan hệ: Triết học là vũ khí tinh thần của vô sản; vô sản là vũ khí vật chất của triết học.

2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên

a) Nguồn gốc lý luận

Nguyên tắc: Kế thừa tinh hoa tư tưởng nhân loại. Học thuyết Mác thừa kế trực tiếp từ 3 nguồn:

1. Triết học cổ điển Đức (Hêghen, Phoiơbắc):

- Hêghen: Kế thừa "hạt nhân hợp lý" (phép biện chứng), cải tạo, loại bỏ duy tâm.

- Phoiơbắc: Kế thừa chủ nghĩa duy vật, cải tạo, khắc phục tính siêu hình, trực quan.

- Kết quả: Sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng (thống nhất duy vật & biện chứng) và chủ nghĩa duy vật lịch sử (mở rộng duy vật vào xã hội).

- Lưu ý: Là sự cải tạo sáng tạo, không phải lắp ghép cơ học.

2. Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (A.Xmit, Đ.Ricacđô):

- Kế thừa, cải tạo -> xây dựng học thuyết kinh tế Mác.

- Góp phần hình thành quan niệm duy vật lịch sử.

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê):

- Nguồn gốc trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Triết học Mác (nhất là duy vật lịch sử) -> nền tảng để chuyển chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học.

b) Tiền đề khoa học tự nhiên

Vai trò: Cung cấp cơ sở tri thức cho tư duy biện chứng, khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật.

Ba phát minh lớn:

- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Chứng minh sự thống nhất, chuyển hóa của vật chất và vận động.

- Thuyết tế bào: Chứng minh sự thống nhất về nguồn gốc, cấu tạo cơ thể sống.

- Thuyết tiến hóa (Đácuyn): Chứng minh sự phát triển, liên hệ của sinh giới.

Ý nghĩa: Bác bỏ tư duy siêu hình, khẳng định tư duy biện chứng. Chứng minh thế giới vật chất thống nhất, vận động, phát triển.

Kết luận chung: Sự ra đời của triết học Mác là tất yếu lịch sử = Yêu cầu thực tiễn + Tiền đề lý luận + Tiền đề khoa học.

II. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác

1. C.Mác, Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa

Xuất phát điểm (đến ~1842): Duy tâm (ảnh hưởng Hêghen) và dân chủ cách mạng (chống phong kiến, ủng hộ nhân dân).

Ảnh hưởng ban đầu: Triết học Hêghen, phái Hêghen trẻ, triết học Phoiơbắc.

Quá trình chuyển biến của Mác:

- Hoạt động thực tiễn (báo chí, chính trị) -> nhận ra vai trò lợi ích vật chất, hạn chế của duy tâm.

- Phê phán triết học pháp quyền Hêghen (1843).

- Tiếp xúc phong trào công nhân ở Pari (1843) -> chuyển dứt khoát.

Quá trình chuyển biến của Ăngghen:

- Nghiên cứu kinh tế, chính trị Anh.

- Tham gia trực tiếp phong trào công nhân (Anh, 1842-1844) -> chuyển biến căn bản.

Kết quả (đến 1844): Cả hai đạt đến chủ nghĩa duy vậtchủ nghĩa cộng sản.

Dấu mốc: Các bài trên "Niên giám Pháp-Đức" (1844).

- Mác: Phát hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp vô sản, vai trò cách mạng triệt để, thống nhất lý luận-thực tiễn.

- Ăngghen: Phê phán kinh tế chính trị tư sản từ lập trường duy vật, cộng sản.

2. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)

Bản thảo kinh tế - triết học (1844 - Mác):

- Phân tích lao động bị tha hóa (gắn với sở hữu tư nhân).

- Khắc phục tha hóa = xóa bỏ sở hữu tư sản -> chủ nghĩa cộng sản (nhân đạo).

Gia đình thần thánh (1845 - Mác & Ăngghen):

- Phê phán duy tâm (phái Hêghen trẻ).

- Đề xuất vai trò cách mạng của giai cấp vô sản, tư tưởng về quan hệ sản xuất.

Luận cương về Phoiơbắc (1845 - Mác):

- Mầm mống thế giới quan mới.

- Nhấn mạnh vai trò quyết định của thực tiễn.

- Bản chất con người = tổng hòa quan hệ xã hội.

- Triết học phải cải tạo thế giới.

Hệ tư tưởng Đức (1845-1846 - Mác & Ăngghen):

- Trình bày hệ thống quan niệm duy vật lịch sử.

- Xuất phát điểm: con người hiện thực, sản xuất vật chất.

- Biện chứng lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất.

- Chủ nghĩa cộng sản = phong trào hiện thực.

Sự khốn cùng của triết học (1847 - Mác):

- Tiếp tục phát triển các nguyên lý.

- Mầm mống học thuyết giá trị thặng dư (trong bộ Tư bản sau này).

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848 - Mác & Ăngghen):

- Cương lĩnh đầu tiên, trình bày chỉnh thể chủ nghĩa Mác.

- Nội dung cốt lõi: duy vật triệt để, phép biện chứng, đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử giai cấp vô sản.

- Đánh dấu sự hình thành cơ bản của triết học Mác.

3. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học

Nguyên tắc: Gắn liền lý luận với thực tiễn cách mạng, tổng kết kinh nghiệm, khái quát khoa học.

Đóng góp của Mác:

- Tổng kết cách mạng 1848-1851, Công xã Pari.

- Phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử: đấu tranh giai cấp, nhà nước, cách mạng, chuyên chính vô sản.

- Bộ Tư bản: Phát hiện quy luật kinh tế TBCN, làm sâu sắc duy vật biện chứng & duy vật lịch sử (phương pháp luận).

- Phê phán Cương lĩnh Gôta: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, hai giai đoạn cộng sản chủ nghĩa.

Đóng góp của Ăngghen:

- Hệ thống hóa, phổ biến chủ nghĩa Mác.

- Chống Đuyrinh: Trình bày toàn diện 3 bộ phận chủ nghĩa Mác.

- Biện chứng của tự nhiên: Khái quát khoa học tự nhiên, phát triển phép biện chứng duy vật.

- Nguồn gốc của gia đình...: Phân tích nguồn gốc gia đình, tư hữu, nhà nước từ duy vật lịch sử.

- Lútvích Phoiơbắc...: Tổng kết triết học cổ điển Đức, khẳng định triết học Mác.

- Hoàn thiện, xuất bản tập 2, 3 Bộ Tư bản sau khi Mác mất.

4. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện

Thực chất: Biến đổi căn bản nền tảng, đối tượng, chức năng triết học.

Ý nghĩa - Nội dung cách mạng:

- Thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vậtphép biện chứng.

- Sáng tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử -> chủ nghĩa duy vật triệt để.

- Xác lập vai trò của thực tiễn.

- Chuyển chức năng từ giải thích thế giới -> cải tạo thế giới.

- Gắn triết học với giai cấp vô sản -> vũ khí lý luận cho cách mạng.

- Chấm dứt vai trò triết học là "khoa học của các khoa học", xác lập quan hệ biện chứng với khoa học cụ thể.

5. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác

Bối cảnh: Chủ nghĩa tư bản -> chủ nghĩa đế quốc; cách mạng khoa học; cách mạng vô sản Nga.

Nhiệm vụ: Bảo vệ, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác.

Đóng góp chính:

- Đấu tranh chống Dân túy, bảo vệ & phát triển duy vật lịch sử.

- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán:

+ Phê phán chủ nghĩa Makhơ.

+ Phát triển duy vật biện chứng (định nghĩa vật chất).

+ Phát triển nhận thức luận.

+ Khái quát triết học từ khoa học tự nhiên mới.

- Bút ký triết học: Nghiên cứu sâu phép biện chứng (hạt nhân hợp lý Hêghen, quy luật mâu thuẫn).

- Phát triển lý luận cách mạng vô sản thời đế quốc chủ nghĩa (nhà nước, chuyên chính vô sản, đảng kiểu mới, khả năng thắng lợi ở một nước).

- Tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lạichủ nghĩa giáo điều.

Kết quả: Hình thành Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Yêu cầu hiện nay: Tiếp tục bảo vệ, bổ sung, phát triển Mác - Lênin. Chống xét lại, giáo điều. Gắn lý luậnthực tiễn đổi mới.

Mục lục
I. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên
II. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác
1. C.Mác, Ph.Ăngghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của các ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa
2. Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)
3. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học
4. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
5. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác
Khoá học liên quan
Kiến thức tương tự