Kiến thức cơ bản Chương 1 – Tổng quan Thương mại điện tử HCE

Chương 1 cung cấp kiến thức nền tảng về Thương mại điện tử: định nghĩa TMĐT và phân biệt e-Commerce với e-Business, đặc tính công nghệ số (ubiquity, global reach, richness…), lợi ích và hạn chế của TMĐT, cùng lịch sử phát triển từ giai đoạn tiền Internet đến kỷ nguyên di động. Tài liệu giúp sinh viên nắm vững căn bản trước khi đi sâu vào các nội dung chuyên môn.

Thương mại điện tửTổng quan TMĐTchương 1 TMĐTe-Businesse-Commercehạn chế TMĐThọc TMĐTkiến thức cơ bản TMĐTlịch sử TMĐTlợi ích TMĐTĐại học Kinh tế Huếđặc tính công nghệ TMĐT

 

1.1. Các khái niệm về TMĐT

Phân biệt e‑Commerce và e‑Business

  • “Cái nào phức tạp hơn?”

Các khái niệm cơ bản

  • Hoạt động thương mại (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005): Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
  • Kinh doanh (Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020): Thực hiện liên tục một hoặc nhiều công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

1.1.1. Khái niệm TMĐT

  • Đơn giản (Laudon, 2023): Sử dụng Internet, Web, trình duyệt & ứng dụng di động để giao dịch kinh doanh.
    • Mạng máy tính toàn cầu, hàng tỉ website
    • Phần mềm duyệt web, ứng dụng di động
  • Đầy đủ (Laudon, 2023): Giao dịch thương mại kỹ thuật số giữa cá nhân & tổ chức.
    • TMĐT = Thương mại số (Digital commerce)
    • Trao đổi giá trị (tiền) lấy sản phẩm/dịch vụ qua công nghệ số.
  • Theo luật (Nghị định 52/NĐ-CP, 16/5/2013): Tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình thương mại bằng phương tiện điện tử kết nối Internet, viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
    • Bản chất: hỗ trợ công cụ điện tử → nhanh & hiệu quả hơn
    • Kết quả: TMĐT phát triển song hành với Internet & CNTT

1.1.2. Kinh doanh điện tử (e‑Business)

  • Giao dịch và quy trình kỹ thuật số trong doanh nghiệp, bao gồm hệ thống thông tin được kiểm soát nội bộ.
  • Ví dụ: Hệ thống quản lý kho hàng.
  • Là thành phần hỗ trợ TMĐT, không trực tiếp tạo doanh thu.

Ứng dụng KDĐT trong chuỗi giá trị

  1. Inbound Logistics
  2. Outbound Logistics
  3. Xử lý nghiệp vụ
  4. R&D điện tử
    • R&D trực tuyến, thiết kế và phát triển sản phẩm mới
  5. Marketing & Bán hàng
    • Nghiên cứu, quảng cáo, tương tác, xử lý giao dịch trực tuyến
  6. Dịch vụ sau bán hàng
    • Hỗ trợ, CRM, quản lý phụ kiện
  7. Mua sắm trực tuyến
    • Đấu thầu và kết nối ERP giữa nhà cung cấp

1.1.3. TMĐT một phần & toàn phần

  • Thành phần: Vật lý ←→ Số hóa
  • Bên tham gia: Người bán, người mua, trung gian, chính phủ, nhóm tham khảo
  • Cửa hàng: Truyền thống ←→ Điện tử
  • Sản phẩm: Vật lý (sách giấy) ←→ Số hóa (sách điện tử)
  • Quy trình: Vật lý (tìm kiếm tại cửa hàng) ←→ Số hóa (tìm kiếm trên website)

1.1.4. Các loại hình TMĐT

  • Theo quan hệ thị trường:
    • B2C (DN → NTD), B2B, C2C, C2B; G2B, G2C, G2G, B2G, C2G; B2B2C, B2C2C, B2E…
  • SO‑LO‑MO:
    • TMĐT xã hội, TMĐT vị trí, TMĐT di động

 

1.2. Đặc tính của công nghệ TMĐT

Trước khi TMĐT

  • Marketing đại chúng, kênh phân phối độc lập
  • Khách hàng thụ động, bất đối xứng thông tin
  • Chi phí bảng giá cao, không cá nhân hóa, giá tĩnh

Công nghệ TMĐT giúp

  • Hiểu khách hàng, phân khúc thị trường nhỏ, định giá động
  • Nâng cao thương hiệu, dịch vụ cao cấp
  • Giảm chi phí giao dịch & nhận thức
  • Tương tác 2 chiều, cá nhân hóa, phong phú thông tin

1.2.1. Ubiquity (Mọi nơi)

  • Marketspace: vượt giới hạn không gian & thời gian
  • Giảm chi phí giao dịch, công sức nhận thức

1.2.2. Global reach (Toàn cầu)

  • Xuyên biên giới, thị trường tiềm năng: ~4 tỉ người online (2020)

1.2.3. Universal standard (Tiêu chuẩn chung)

  • Internet làm chuẩn toàn cầu, giảm chi phí gia nhập và tìm kiếm
  • Hiệu ứng mạng (network externalities)

1.2.4. Richness (Phong phú thông tin)

  • Hỗn hợp chữ, hình ảnh, âm thanh, video; cá nhân hóa thông điệp

1.2.5. Interactivity (Tương tác)

  • Giao tiếp 2 chiều: like, comment, share, tìm kiếm nâng cao

1.2.6. Information density (Mật độ thông tin)

  • Giảm chi phí xử lý thông tin, tăng tính chính xác, minh bạch giá cả
  • Hỗ trợ phân phối, phân biệt giá

1.2.7. Personalization & Customization

  • Cá nhân hóa: theo tên, sở thích, lịch sử mua
  • Tùy biến: gợi ý, cấu hình sản phẩm

1.2.8. Social technology

  • Many-to-many: người dùng tạo & phân phối nội dung; lựa chọn nội dung theo ý muốn

 

1.3. Lợi ích & hạn chế của TMĐT

1.3.1. Lợi ích cho tổ chức

  • Vươn ra toàn cầu; vận hành hiệu quả; sáng tạo mô hình kinh doanh mới (Share economy)

1.3.2. Lợi ích cho người tiêu dùng

  • Đa dạng lựa chọn; mọi nơi mọi lúc; giá tốt; trải nghiệm số hóa tức thì; tương tác xã hội

1.3.3. Lợi ích xã hội

  • Giảm ô nhiễm, giao thông; nâng cao mức sống; thu hẹp khoảng cách số

1.3.4. Hạn chế kỹ thuật

  • Cần tiêu chuẩn chất lượng, an ninh; băng thông; tích hợp phần mềm; hạ tầng kho tự động

1.3.5. Hạn chế thương mại

  • Lo ngại an ninh, riêng tư; thiếu niềm tin; chính sách pháp luật chưa hoàn thiện; chi phí chuyển đổi

 

1.4. Lịch sử phát triển của TMĐT

1.4.1. Trên thế giới

  • Tiền thân: đặt hàng qua điện thoại (1970s), EDI, Minitel (1980s)
  • 1995: TMĐT gắn với Internet (Hotwired, Amazon, eBay)

Giai đoạn phát minh (1995–2000)

  • Bùng nổ, dot‑com; website tĩnh, marketing hạn chế; bong bóng dot‑com năm 2000

Giai đoạn củng cố (2001–2006)

  • Tập trung lợi nhuận; mở rộng dịch vụ (du lịch, tài chính); internet tốc độ cao; tăng trưởng ~10%/năm

Giai đoạn tái sáng tạo (2007–nay)

  • iPhone, Web 2.0, SO‑LO‑MO, kinh tế dịch vụ theo nhu cầu, thiết bị di động chiếm ưu thế

1.4.2. Ở Việt Nam

  • 2000–2004: Hình thành (5giay, chodientu, 123mua)
  • 2005–2010: Định hình (Luật, kế hoạch phát triển TMĐT, đào tạo)
  • 2011–nay: Phát triển (Tiki, Shopee, Lazada; thanh toán, giao nhận; 3G/4G)
  • 2023: Quy mô ~20,5 tỷ USD (tăng 25% so với 2022); mua bán trên MXH; cạnh tranh giao hàng; pháp luật đang hoàn thiện
Mục lục
1.1. Các khái niệm về TMĐT
1.1.1. Khái niệm TMĐT
1.1.2. Kinh doanh điện tử (e‑Business)
1.1.3. TMĐT một phần & toàn phần
1.1.4. Các loại hình TMĐT
1.2. Đặc tính của công nghệ TMĐT
1.2.1. Ubiquity (Mọi nơi)
1.2.2. Global reach (Toàn cầu)
1.2.3. Universal standard (Tiêu chuẩn chung)
1.2.4. Richness (Phong phú thông tin)
1.2.5. Interactivity (Tương tác)
1.2.6. Information density (Mật độ thông tin)
1.2.7. Personalization & Customization
1.2.8. Social technology
1.3. Lợi ích & hạn chế của TMĐT
1.3.1. Lợi ích cho tổ chức
1.3.2. Lợi ích cho người tiêu dùng
1.3.3. Lợi ích xã hội
1.3.4. Hạn chế kỹ thuật
1.3.5. Hạn chế thương mại
1.4. Lịch sử phát triển của TMĐT
1.4.1. Trên thế giới
1.4.2. Ở Việt Nam
Kiến thức tương tự