Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Di Truyền - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT)

Bộ câu hỏi ôn tập di truyền từ Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội (HUBT) giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao về di truyền học. Bao gồm các câu hỏi đa dạng kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình ôn thi và kiểm tra học kỳ. Công cụ học tập tiện lợi và hiệu quả.

Từ khoá: câu hỏi ôn tập di truyền học HUBT Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ ôn thi y khoa học di truyền kiến thức di truyền bài kiểm tra di truyền luyện thi sinh học đề thi có đáp án

Số câu hỏi: 233 câuSố mã đề: 6 đềThời gian: 1 giờ

38,084 lượt xem 2,924 lượt làm bài


Bạn chưa làm Mã đề 1!

Xem trước nội dung
Câu 1: 0.25 điểm
Khi nói về các cơ chế gây hội chứng lệch bội, cơ chế nào sau đây chỉ xảy ra trong hội chứng monosome ?
A.  
NST không phân li trong quá trình tạo tinh trùng .
B.  
NST không phân li trong quá trình tạo trứng.
C.  
NST không phân li trong quá trình phân cắt của hợp tử.
D.  
NST bị thất lạc trong quá trình tạo giao tử hoặc phân cắt của hợp tử.
Câu 2: 0.25 điểm
Cơ sở di truyền của các đặc tính miễn dịch bao gồm:
A.  
Cơ sở di truyền của việc tạo kháng thể miễn dịch Ig.
B.  
Cơ sở di truyền của việc tạo thụ thể của tế bào limpho T.
C.  
Cơ sở di truyền tạo hệ kháng nguyên tổ chức HMC (HLA).
D.  
Cả A, B và C.
Câu 3: 0.25 điểm
Về mặt di truyền khi nói về bệnh Thalasemia, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.  
Còn gọi là bệnh HbF.
B.  
Bệnh di truyền gen lặn trên NST thường.
C.  
Tùy vào đột biến 1 hay 4 gen Thalasemia mà có các thể bệnh khác nhau.
D.  
Bệnh tăng tổng hợp chuỗi  hoặc  Globulin mà giảm hoặc không tổng hợp chuỗi  Globulin.
Câu 4: 0.25 điểm
Cho các đặc điểm di truyền sau, có mấy đặc điểm di truyền thuộc nhóm bệnh(tật) do gen trội trên NST thường ở người gây nên?(1) Bố(mẹ) truyền bệnh trực tiếp cho con. (2) Bệnh có tính chất ngắt quãng . (3) Trai gái đều có khả năng bị bệnh. (4) Gen bệnh có tính chất định lượng bệnh. (5) Bệnh thường biểu hiện muộn và có tính chất biến thiên. (6) Bệnh thường biểu hiện sớm và không có tính biến thiên.
A.  
(1), (3), (5).
B.  
(2), (3), (6).
C.  
(1), (3), (4), (5).
D.  
(2), (3), (4), (6).
Câu 5: 0.25 điểm

Khi nói về nếp vân da bàn tay ở người, có bao nhiêu phát biểu sau không đúng?
(1) kí hiệu W là vân vòng được xác định bởi có 2 ngã 3. (2) kí hiệu L là vân móc được xác định bởi có 1 ngã 3. (3) kí hiệu A là vân cung được xác định bởi không có ngã 3 nào.(4) nếu các đường vân đầu ngón đổ về phía xương quay gọi là LU, (5) nếu các đường vân đầu ngón đổ về phía xương trụ gọi là LR.

A.  
2.
B.  
4.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 6: 0.25 điểm
Về mặt di truyền , nội dung không đúng với hội chứng hồng cầu nhỏ là
A.  
Thể đồng hợp tử lặn thiếu máu tan huyết nhẹ và sống được.
B.  
Bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.
C.  
Thay thế aa số 6 của chuỗi  thứ tư là Glutamic bằng Lyzin.
D.  
Có hiện tượng bù hồng cầu làm tăng số lượng.
Câu 7: 0.25 điểm
Cơ sở di truyền nào sau đây để nói hệ nhóm máu ABO còn được gọi là hệ ABH ?
A.  
A. IA và gen IB trên 9q.
B.  
H và h trên 19q.
C.  
3 locut gen DCE trên 1p.
D.  
IA , gen IB trên 9q và gen H trên 19q.
Câu 8: 0.25 điểm
Để sơ bộ xác định Người bị hội chứng Turner thì xét nghiệm đơn giản nhất anh (chị) có thể vận dụng được là
A.  
Karyotype.
B.  
Vật thể dùi trống.
C.  
Định lượng nội tiết tố Oestrozen.
D.  
Vật thể Barr.
Câu 9: 0.25 điểm
Cho các kĩ thuật sau: (1) nghiên cứu tế bào (2) sàng lọc trước sinh (3) nghiên cứu nếp vân da (4) nghiên cứu phả hệ (5) di truyền học dược lí (6) di truyền phân tử (7) di truyền học quần thể Đâu không thuộc phương pháp nghiên cứu di truyền người ?
A.  
(1) và (3).
B.  
(4) và (6).
C.  
(2) và (5).
D.  
(3) và (7).
Câu 10: 0.25 điểm
Cho các bệnh phân tử sau:(1) phenylxeton niệu. (2) hemophilia. (3) galactose máu. (4) thalasemia. (5) fructose niệu. (6) porphyrin. (7) hồng cầu liềm. (8) tăng cholesterol có tính gia đình. Bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat là
A.  
(1) .
B.  
(2), (4), (7).
C.  
(3), (5).
D.  
(6), (8).
Câu 11: 0.25 điểm
Để xác định một bệnh tật nào ở người di truyền theo cơ chế nào là dùng phương pháp
A.  
Tế bào học.
B.  
Con sinh đôi.
C.  
Phả hệ.
D.  
Phân tử.
Câu 12: 0.25 điểm
Cho các phát biểu về NST giới tính của người như sau:(1) là NST tâm đầu thuộc nhóm G. (2) là NST tâm lệch thuộc nhóm C. (3) thuộc cặp số 23.(4) ít có tính biến thiên. (5) đều có vùng gen PAR. (6) Có gen DSS.(7) Có gen SRY. (8) Có gen AHC. (9) Có gen TDF.(10) Mang nhiều gen liên kết giới. (11) Có gen ZFY và AZF. Có mấy phát biểu đúng về đặc điểm của NST Y của người ở trên ?
A.  
4.
B.  
3.
C.  
6.
D.  
8.
Câu 13: 0.25 điểm
Về phương diện tế bào, xét nghiệm nào sau đây là xét nghiệm đặc hiệu thường được dùng để kết luận một người bị hội chứng Down hoặc Patau hoặc Edwards ?
A.  
siêu âm có độ dày da gáy.
B.  
làm Triple test (AFP, uE3 và hCG)
C.  
làm karyotype.
D.  
phân tích gen.
Câu 14: 0.25 điểm
Cho các các yếu tố có thể gây ung thư như sau: (1) Gen P53. (2) Gen Rb-1. (3) v- Oncogen.(4) c- Oncogen.(5) Telomerase.(6) Gen sửa chữa AND.Đâu không thuộc nhóm gen có thể gây ung thư ?
A.  
(1) và (2).
B.  
(3) và (4).
C.  
(5).
D.  
D (6).
Câu 15: 0.25 điểm
Cho các phát biểu về đặc điểm của vật thể giới tính ở người như sau:(1) quan sát thấy trong nhân tế bào ở mô người nữ. (2) phát hiện bằng nhuộm huỳnh quang.(3) nằm áp sát mặt trong của nhân có màu đậm hơn màu của nhân. (4) có hình thấu kính lồi, chóp hoặc hình tròn. (5) điểm tròn sáng chói trong nhân.(6) quan sát thấy dưới kính hiển vi quang học. (7) có tính biến thiên. (8) là phần phụ có cán ở bạch cầu nhân múi. (9) là NST X bị dị kết đặc ở gian kì.(10) quan sát thấy trong nhân tế bào ở mô người nam. (11) đặc trưng cho giới nữ.Phát biểu đúng về vật thể Y của người là
A.  
2, 5,7 và 10.
B.  
1, 3, 4, 6, 9 và 11.
C.  
1, 6, 8 và 11.
D.  
6, 8 và 11.
Câu 16: 0.25 điểm
Khi nói về các cơ chế gây hội chứng lệch bội, cơ chế nào sau đây không có trong các hội chứng trisome ?
A.  
NST không phân li trong quá trình tạo tinh trùng .
B.  
NST bị thất lạc trong quá trình tạo giao tử hoặc phân cắt của hợp tử.
C.  
NST không phân li trong quá trình tạo trứng.
D.  
NST không phân li trong quá trình phân cắt của hợp tử.
Câu 17: 0.25 điểm
A. Đa gen.
A.  
Gen liên kết.
B.  
Đơn gen.
C.  
Đa nhân tố
Câu 18: 0.25 điểm
Lưỡng giới là
A.  
Người có cả 2 loại tuyến sinh dục ở dạng bình thường hay bất thường.
B.  
Người có hình thái cơ quan sinh dục ngoài ái nam ái nữ nhiều mức độ.
C.  
Người có 1 loại tuyến sinh dục hay cả 2 loại tuyến sinh dục ở dạng bình thường hay bất thường và Karyotype của một giới nhưng hình thái cơ quan sinh dục ngoài ái nam ái nữ ở nhiều mức độ.
D.  
Người có tuyến sinh dục và Karyotype của một giới nhưng hình thái cơ quan sinh dục ngoài ái nam ái nữ ở nhiều mức độ.
Câu 19: 0.25 điểm
Cho các bệnh phân tử sau:(1) hemophilia. (2) thalasemia. (3) porphyrin. (4) hồng cầu liềm. (5) phenylxeto niệu.Bệnh do đột biến gen lặn liên kết X là
A.  
(1) .
B.  
(2), (4).
C.  
(3).
D.  
(5).
Câu 20: 0.25 điểm
Cơ chế hình thành hội chứng Klinerfelter không có
A.  
tinh trùng chứa XY x trứng chứa X.
B.  
tinh trùng chứa X x trứng chứa XX.
C.  
tinh trùng chứa YY x trứng chứ X.
D.  
cặp XY phân li không đều ở hợp tử XY.
Câu 21: 0.25 điểmchọn nhiều đáp án
Người có tế bào di truyền(Karyotype): 46,XY/47,XY,+21. Được giải thích là
A.  
Cặp NST số 21 phân li không đều ở lần phân cắt thứ 2 của hợp tử 46,XY trở đi tạo nên.
B.  
Cặp NST số 21 không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử và được thụ tinh tạo nên.
C.  
Cặp NST 21 phân li không đều ở lần phân cắt thứ 2 của hợp tử 46,XX trở đi tạo nên.
D.  
Cặp NST 21 chuyển đoạn hòa hợp tâm với nhau tạo nên.
Câu 22: 0.25 điểm
Tỷ lệ bệnh(tật) tăng khi kết hôn cận huyết, đúng với nhóm bệnh tật di truyền nào ?
A.  
Gen trội, gen lặn trên NST thường.
B.  
Gen trội, gen lặn trên NST X.
C.  
Gen trội trên NST thường và NST X.
D.  
Gen lặn trên NST thường và NST X.
Câu 23: 0.25 điểm
Để xác định sớm những thai nhi có thể bị hội chứng Down, Patau hoặc Edwards. Ngày nay có thể phải tiến hành làm các xét nghiệm gì sau đây ?
A.  
siêu âm có độ dày da gáy.
B.  
làm Double test hay Triple test hay NIPT.
C.  
Chọc ối làm karyotype.
D.  
tất cả.
Câu 24: 0.25 điểm
Tế bào di truyền (Karyotype) nào sau đây là của hội chứng Down ?
A.  
46, XX, t(14;21).
B.  
47,XX(XY), +21.
C.  
46, XY,t(13;21).
D.  
đều đúng.
Câu 25: 0.25 điểm
Khi cơ thể tổng hợp quá nhiều enzym ALA dehydratase có thể gây bệnh
A.  
Galactose máu.
B.  
Porphyrin.
C.  
Fructose niệu.
D.  
Phenylxeton niệu.
Câu 26: 0.25 điểm
Cơ sở di truyền của hệ nhóm máu Rh(+) là do gen nào sau đây chi phối ?
A.  
1 locut gen: IA và gen IB trên 9q.
B.  
1 locut gen : H và h trên 19q.
C.  
3 locut gen: DCE trên 1p.
D.  
IA , gen IB trên 9q và gen H trên 19q.
Câu 27: 0.25 điểm
Khi nói về đặc điểm sinh học của tế bào ung thư, có bao nhiêu phát biểu đúng ở sau ?(1) Từ tế bào gốc bình thường. (2) Tính di truyền. (3) Tính chuyển ghép.(4) Tính tăng sinh không giới hạn. (5) Tính ác tính. (6) Tính xâm lấn.(7) Tính biệt hóa thấp. (8) Tính mất kiểm soát chu kì phân bào.(9) Tính giới hạn một số tế bào miễn dịch.
A.  
6.
B.  
7.
C.  
8.
D.  
9.
Câu 28: 0.25 điểm
Cho các hội chứng rối loạn NST người ở sau, có bao nhiêu hội chứng phải làm xét nghiệm Karyotype bằng nhuộm băng mới có thể xác định chính xác được ?(1) “Mèo kêu”. (2) Patau. (3) Philadelphia. (4) Đao chuyển đoạn.(5) Turner. (6) Siêu nữ. (7) Martin-Bell. (8) Đao lệch bội.
A.  
3.
B.  
4.
C.  
5.
D.  
6.
Câu 29: 0.25 điểm
Cơ sở di truyền về ung thư đề cập đến những nhóm gen nào sau đây ?
A.  
Gen ức chế ung thư.
B.  
Gen gây ung thư.
C.  
Gen sửa chữa AND.
D.  
Cả A, B và C.
Câu 30: 0.25 điểm
Cho các phát biểu về NST giới tính của người như sau:(1) là NST tâm đầu thuộc nhóm G. (2) là NST tâm lệch thuộc nhóm C. (3) thuộc cặp số 23.(4) ít có tính biến thiên. (5) đều có vùng gen PAR. (6) Có gen DSS.(7) Có gen SRY. (8) Có gen AHC. (9) Có gen TDF. (10) Mang nhiều gen liên kết giới. (11) Có gen ZFY và AZF. Có mấy phát biểu đúng về đặc điểm của NST X của người ở trên ?
A.  
7.
B.  
6.
C.  
5.
D.  
8.
Câu 31: 0.25 điểm
Người nam cao lớn, giới tính nam kém phát triển, tinh hoàn nhỏ ... đó là dấu hiệu của hội chứng nào sau đây ?
A.  
Klinerfelter.
B.  
Siêu nam.
C.  
Huntington.
D.  
Marfan.
Câu 32: 0.25 điểm
Hội chứng nào sau đây liên quan đến kiểu hòa hợp tâm của nhóm nhiễm sắc thể tâm đầu ở người ?
A.  
Patau.
B.  
Đao lệch bội.
C.  
phragyl-X.
D.  
Đao chuyển đoạn.
Câu 33: 0.25 điểm
Ở tế bào người nữ khi nhiễm sắc thể X bị dị kết đặc trong nhân gian kì từ giai đoạn phôi tạo
A.  
Vật thể giới tính nữ.
B.  
Vật thể dùi trống.
C.  
Vật thể Barr.
D.  
Hạch nhân.
Câu 34: 0.25 điểm
Khi nói về hội chứng Down lệch bội, phát biểu nào sau đây khôngđúng ?
A.  
chiếm 95% người bị hội chứng Down.
B.  
không sinh sản nên không di truyền được.
C.  
thường do đột biến mới phát sinh.
D.  
không có dị tật nội tạng nên thường sống được.
Câu 35: 0.25 điểm
Rãnh ngang xa của nếp vân da bàn tay có đặc điểm là
A.  
Bắt nguồn từ gian ngón 2 và ngón 3 và tận hết ở đáy mô ngón 5.
B.  
Bắt nguồn từ gian ngón 1 và ngón 2 và tận hết ở đáy mô ngón 4.
C.  
Là do ngang gần và ngang xa chập làm một.
D.  
Bắt nguồn từ gian ngón 1 và ngón 2 và tận hết ở nếp gấp cổ tay.
Câu 36: 0.25 điểm
Mục đích của enzyme giới hạn là gì ?
A.  
để phân đoạn AND thành đoạn nhỏ đặc trưng để phân tích tính chất hay tạo AND lai.
B.  
để cắt AND thành các đoạn nhỏ đặc trưng làm gen cho trong kỹ thuật di truyền.
C.  
phân giải các AND ngoại lai của VR, VK.
D.  
đều đúng.
Câu 37: 0.25 điểm
Câu139. Trẻ có bộ mặt tròn như mặt trăng, hai mắt xa nhau, tiếng khóc i ỉ đó là biểu hiện của hội chứng nào sau đây ?
A.  
Edwars.
B.  
Mèo kêu.
C.  
Martin-Bell.
D.  
Down.
Câu 38: 0.25 điểm
Trip test trong sàng lọc di truyền là
A.  
Đo nồng độ các chất trong huyết thanh của mẹ.
B.  
Siêu âm thai và đo độ dài da gáy.
C.  
Định lượng AFP, βHCG và uE3 trong huyết thanh của mẹ.
D.  
Phân tích AND thai trong huyết thanh mẹ.
Câu 39: 0.25 điểm
Để sơ bộ xác định Người bị hội chứng Klinerfelter thì xét nghiệm đơn giản nhất anh (chị) có thể vận dụng được là
A.  
Karyotype.
B.  
Vật thể Y.
C.  
Định lượng nội tiết tố.
D.  
Vật thể Barr.
Câu 40: 0.25 điểm
Người nam có Karyotyp : 47, XXY
A.  
Có một vật thể Y và một vật thể Barr trong nhân tế bào.
B.  
Có một vật thể Y và hai vật thể Barr trong nhân tế bào.
C.  
Có một vật thể Y trong nhân tế bào.
D.  
Có vật thể Barr và vật thể dùi trống.