Trắc nghiệm Phép đồng dạng có đáp án

Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
Bài 8: Phép đồng dạng
Lớp 11;Toán

Số câu hỏi: 5 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

175,923 lượt xem 13,527 lượt làm bài

Bạn chưa làm đề thi này!

Xem trước nội dung
Câu 1: 1 điểm

Cho hình chữ nhật ABCD tâm I. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, CD, CI, FC. Phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm I biến tứ giác IGHF thành:

Hình ảnh

A.  
AIFD
B.  
BCFI
C.  
CIEB
D.  
DIEA
Câu 2: 1 điểm

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 1/2 và phép đối xứng trục Ox biến điểm M(4;2) thành điểm có tọa độ.

Hình ảnh

A.  
(2;-1)
B.  
(8;1)
C.  
(4;-2)
D.  
(8;4)
Câu 3: 1 điểm

Cho hình thoi ABCD tâm O. Gọi E, F, M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, BC, AD. P là phép đồng dạng biến tam giác OCF thành tam giác CAB. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A.  
P hợp thành bởi phép đối xứng tâm O và phép vị tự tâm A tỉ số k = 2
B.  
P hợp thành bởi phép đối xứng trục AC và phép vị tự tâm C tỉ số k = 2
C.  
P hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm O
D.  
P hợp thành bởi phép đối xứng trục BD và phép vị tự tâm O tỉ số k = -1
Câu 4: 1 điểm

Cho điểm I(2;1) điểm M(-1;0) phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm I tỉ số k = -2 và phép đối xứng trục Ox biến M thành M’’ có tọa độ.

A.  
(8; -3)
B.  
(-8;3)
C.  
(-8;-3)
D.  
(3;8)
Câu 5: 1 điểm

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 3 và phép đối xứng trục Ox, biến đường thẳng d: x - y - 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.

A.  
x - y + 3 = 0
B.  
x + y - 3 = 0
C.  
x + y + 3 = 0
D.  
x - y + 2 = 0