Đề Thi Nhi Răng Hàm Mặt - Thomast Tom HUBT - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội - Miễn Phí, Có Đáp Án

Tổng hợp Đề Thi môn Nhi Răng Hàm Mặt - Thomast Tom tại HUBT (Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội) - Miễn Phí, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên ôn tập, nắm vững kiến thức chuyên ngành về răng hàm mặt ở trẻ em, hỗ trợ học tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Nội dung đề thi được biên soạn sát với chương trình đào tạo chính thức tại HUBT.

Từ khoá: Đề Thi Nhi Răng Hàm Mặt HUBT Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội Đề Thi Online Miễn Phí Đáp Án Đề Thi Nhi Răng Hàm Mặt Ôn Thi Thomast Tom HUBT Tài Liệu Ôn Tập Răng Hàm Mặt Đề Thi Có Đáp Án Nhi Răng Hàm Mặt HUBT Ngân Hàng Đề Thi HUBT Ôn Tập Hiệu Quả Nhi Răng Hàm Mặt

Số câu hỏi: 60 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

75,498 lượt xem 5,806 lượt làm bài

Bạn chưa làm đề thi này!

Xem trước nội dung
Câu 1: 1 điểm
Định nghĩa “viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu”
A.  
Bệnh viêm cầu thận sinh mủ toàn bộ cầu thận 2 bên, xuất hiện sau nhiễm khuẩn do liên cầu, theo cơ chế dị ứng miễn dịch, gây tổn thương các cầu thận không hồi phục
B.  
Bệnh viêm cầu thận không làm mủ toàn bộ cầu thận 2 bên, xuất hiện sau nhiễm khuẩn do cầu khuẩn, theo cơ chế dị ứng miễn dịch, gây tổn thương các cầu thận có hồi phục
C.  
Bệnh viêm cầu thận làm mủ toàn bộ cầu thận 2 bên, xuất hiện sau nhiễm khuẩn do liên cầu,theo cơ chế không rõ ràng, gây tổn thương các cầu thận không hồi phục
D.  
Bệnh viêm cầu thận không làm mủ toàn bộ cầu thận 2 bên, xuất hiện sau nhiễm khuẩn do liên cầu, theo cơ chế dị ứng miễn dịch, gây tổn thương các cầu thận không hồi phục
Câu 2: 1 điểm
Các biểu hiện lâm sàng đánh giá mức độ có mất nước trong tiêu chảy cấp ở trẻ em gồm:
A.  
Vật vã, kích thích, khát, uống háo hức; mắt trũng, nếp véo da mất chậm
B.  
Li bì, không uống được; mắt trũng, nếp véo da mất rất chậm
C.  
Li bì, khát, uống háo hức; mắt trũng, nếp véo da không mất chậm
D.  
Vật vã, kích thích; không uống được; mắt không trũng, nếp véo da mất chậm
Câu 3: 1 điểm
Thời kỳ nhũ nhi là giai đoạn phát triển nào của trẻ?
A.  
Từ 1 đến 24 tháng đầu của cuộc sống
B.  
Từ 3 đến 15 tháng đầu của cuộc sống
C.  
Từ 6 đến 18 tháng đầu của cuộc sống
D.  
Từ 9 đến 36 tháng đầu của cuộc sống
Câu 4: 1 điểm
Các tiêu chuẩn chính của Jones sửa đổi (1992) áp dụng trong chẩn đoán bệnh thấp tim gồm:
A.  
viêm tim, viêm khớp, múa giật, hồng ban vòng trên da, nhiễm liên cầu
B.  
viêm tim, viêm khớp, múa giật, hồng ban vòng trên da, viêm họng
C.  
viêm tim, viêm khớp, múa giật, hồng ban vòng trên da, nốt cục dưới da
D.  
viêm tim, viêm khớp, co giật, phát ban trên da, bắng chứng nhiễm liên cầu
Câu 5: 1 điểm
Các virus thường gặp gây tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
A.  
Enterovirus, Adenovirus, Rotavirus
B.  
Cytomegalovirus, Epstein Barr virus
C.  
Retrovirus, Dengue virus
D.  
Rhinovirus, Varicella- Zoster Virus
Câu 6: 1 điểm
Các dấu hiệu phân loại viêm phổi cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi bị ho theo chương trình nhiễm khuẩn cấp là:
A.  
Rút lõm lồng ngực, tím, khò khè, thở nhanh
B.  
Có dấu hiệu bệnh rất nặng, rút lõm lồng ngực, thở nhanh
C.  
Thở nhanh, không rút lõm lồng ngực, không có dấu hiệu bệnh rất nặng
D.  
Ho nhiều, khò khè, không rút lõm lồng ngực, không thở nhanh
Câu 7: 1 điểm
Triệu chứng khô giác mạc mắt là biểu hiện thiếu vitamin A giai đoạn nào dưới đây
A.  
XN
B.  
X1B
C.  
X2
D.  
X3B
Câu 8: 1 điểm
Tiêu chuẩn nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Chọc bàng quang trên xương mu: VK Gr (+)>103 khuẩn lạc/ml nước tiểu; có VK Gr(-)
B.  
Đặt sonde bàng quang: >104 khuẩn lạc/ml nước tiểu
C.  
Nước tiểu giữa dòng: 3 mẫu #105 khuẩn lạc/ml
D.  
Nước tiểu lấy bất kỳ: 103 khuẩn lạc/ ml nước tiểu
Câu 9: 1 điểm
Các biến đổi tế bào, sinh hóa dịch não tủy điển hình trong viêm màng não mủ ở trẻ em gồm:
A.  
Màu sắc trong; tế bào tăng ít vài chục, đa số là bạch cầu đa nhân trung tính; protein tăng > 0,5g/l, đường giảm <3,2 mmol/l, phản ứng Pandy (+)
B.  
Màu sắc đục; tế bào tăng hàng nghìn/mm3, đa số là bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân thoái hóa, protein tăng > 1g/l, đường giảm < 2,2 mmol/l
C.  
Màu đỏ; tế bào tăng, đa số là hồng cầu; protein tăng > 0,2 g/l, đường giảm < 4,2 mmol/l, phản ứng Pandy (-)
D.  
Màu sắc trong; tế bào < 10/mm3; protein tăng < 0,2g/l, đường # 3,0 mmol/l, phản ứng Pandy (-)
Câu 10: 1 điểm
Lượng Oresol chuẩn uống trong 4h đầu cho trẻ 10 kg bị tiêu chảy cấp có mất nước theo phác đồ B là:
A.  
300- 400 ml
B.  
500- 600 ml
C.  
700- 800 ml
D.  
900- 1000 ml
Câu 11: 1 điểm
Trẻ trai tên Nam, 10 tháng, nặng 8,5 kg, thân nhiệt 38,5#, địa chỉ ở Hoài Đức, Hà Nội. Trẻ đến khám lần đầu vì ho, sốt. Trẻ ho 5 ngày và sốt từ 38- 38,5#. Trẻ tỉnh, mệt, không uống được, bỏ bú, không nôn, không co giật, không li bì hoặc khó đánh thức. Theo chiến lược IMCI, Nam có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào sau đây:
A.  
sốt cao
B.  
Không uống được, bỏ bú
C.  
Ho, mệt
D.  
Không có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Câu 12: 1 điểm
Các loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là:
A.  
E. coli, Klebsiella, Proteus, Enterococcus, liên cầu
B.  
E. coli, Klebsiella, Proteus, Mycoplasma, Citrobacter
C.  
E. coli, Klebsiella, Proteus, Enterococcus, Citrobacter
D.  
E. coli, Klebsiella, Pertusis, Enterococcus, Citrobacter
Câu 13: 1 điểm
Chỉ số Silverman đánh giá trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nhẹ khi có các triệu chứng nào sau đây:
A.  
Di động ngực bụng cùng chiều, co kéo nhẹ cơ liên sườn, Rút lõm hõm ức rõ, Cánh mũi phập phồng rõ, không tiếng thở rên
B.  
Di động ngực bụng ngược chiều, co kéo cơ liên sườn rõ, rút lõm hõm ức nhẹ, Cánh mũi phập phồng rõ, có tiếng thở rên
C.  
Di động ngực bụng không đồng bộ, co kéo cơ liên sườn rõ, rút lõm hõm ức rõ, Cánh mũi phập phồng nhiều, có tiếng thở rên
D.  
Di động ngực bụng ngược chiều, co kéo cơ liên sườn mạnh, rút lõm hõm ức rõ, cánh mũi phập phồng, có tiếng thở rên
Câu 14: 1 điểm
Đặc điểm sinh học bình thường của trẻ em thời kỳ răng sữa gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Tốc độ tăng trưởng thể chất nhanh hơn giai đoạn trước
B.  
Chức năng cơ bản của các bộ phận dần hoàn thiện (mỗi bộ phận, chức năng hoàn thiện ở từng tuổi khác nhau)
C.  
Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, phối hợp động tác khéo léo hơn
D.  
Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt về ngôn ngữ
Câu 15: 1 điểm
Điều trị còi xương do thiếu vitamin D cho trẻ nhỏ bằng, NGOẠI TRỪ:
A.  
Vitamin D3 400-500 UI hàng ngày đến 2 tuổi
B.  
Vitamin D3 2000-4000 UI hàng ngày, 4-6 tuần
C.  
Vitamin D3 10000 UI hàng ngày, trong 10 ngày, nếu có kèm nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy
D.  
Vitamin D3 200 000 UI một liều duy nhất trong còi xương nặng hoặc không thể uống thuốc đều
Câu 16: 1 điểm
Triệu chứng mắt nhìn rất kém khi trời chập tối, sợ ánh sáng là biểu hiện bệnh thiếu vitamin A giai đoạn nào dưới đây:
A.  
XN (Quáng gà)
B.  
X1B (Vết Bitot)
C.  
X2 (Khô giác mạc)
D.  
X3B (Loét nhuyễn giác mạc > 1/3 diện tích)
Câu 17: 1 điểm
Triệu chứng lâm sàng của suy dinh dưỡng nặng thể phù (Kwashiorkor) là, NGOẠI TRỪ:
A.  
Phù toàn thân (từ chân đến mặt và toàn thân), phù trắng, mềm ấn lõm
B.  
Cân nặng theo tuổi còn từ -1 SD đến -2 SD
C.  
Da khô, màng sắc tố từ đỏ sang nâu sậm, tóc thưa, rụng, màu hung đỏ
D.  
Kém ăn, nôn trớ, phân lỏng, sống phân, có nhầy mỡ, gan nhiễm mỡ
Câu 18: 1 điểm
Theo phân loại của OMS 1981, suy dinh dưỡng độ 3 là khi:
A.  
Cân nặng theo tuổi còn < - 1SD đến -2 SD
B.  
Cân nặng theo tuổi còn < - 2SD đến -3 SD
C.  
Cân nặng theo tuổi còn < -3SD đến -4 SD
D.  
Cân nặng theo tuổi còn < -4 SD
Câu 19: 1 điểm
Vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi là:
A.  
Hemophilus influenzae (HI)
B.  
Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
C.  
Moracella catarrhalis
D.  
Staphylococcus aureus
Câu 20: 1 điểm
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, trẻ dưới 1 tuổi được xác định là tiêm chủng đầy đủ khi tiêm đủ các loại vaccine sau:
A.  
1 lần BCG và viêm gan B lúc mới sinh; 1 làm vaccine Viêm gan B- Bạch hầu- ho gà- uốn ván- HIB, bại liệt uống; 1 lần vaccine bại liệt tiêm; 1 lần vaccine sởi
B.  
1 lần BCG và viêm gan B lúc mới sinh, 3 lần vaccine Viêm gan B- Bạch hầu- ho gà- uốn ván- HIB, bại liệt uống; 1 lần vaccine bại liệt tiêm; 1 lần vaccine sởi
C.  
1 lần BCG lúc mới sinh, 2 lần vaccine Viêm gan B- Bạch hầu- ho gà- uốn ván- HIB, bại liệt uống; 1 lần vaccine sởi; 1 lần vaccine bại liệt tiêm
D.  
1 lần BCG lúc mới sinh, 3 lần vaccine Viêm gan B- Bạch hầu- ho gà- uốn ván- HIB, bại liệt uống; 1 lần vaccine sởi; 1 lần vaccine bại liệt tiêm
Câu 21: 1 điểm
Virus phổ biến nhất trong số những virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em là:
A.  
virus hợp bảo đường hô hấp (RSV)
B.  
Virus cúm, virus á cúm
C.  
Adenovirus, virus sởi
D.  
Rhinovirus, enterovirus
Câu 22: 1 điểm
Các đặc điểm viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A tan huyết beeta gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Triệu chứng cơ năng rầm rộ: sốt cao, mệt nặng, đau họng, thở hôi
B.  
Họng và amygdal 2 bên xung huyết dỏ, xuất tiết, kèm chấm xuất huyết vòm họng, hạch dưới hàm sưng to và đau, lưỡi dỏ màu dâu tây
C.  
Thường gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành
D.  
Ban dạng tinh hồng nhiệt trên da
Câu 23: 1 điểm
Trẻ 9-12 tháng cần ăn bổ sung ngoài bú mẹ số bữa là:
A.  
1 bữa bột 10%, 200 mL/bữa, và 60 mL hoa quả nghiền
B.  
2 bữa bột 10%, 200 mL/ bữa, và 60 mL hoa quả nghiền
C.  
3 bữa bột 10%, 200 mL/bữa, và 60 mL hoa quả nghiền
D.  
4 bữa bột 10%, 200 mL/bữa và 60 mL hoa quả nghiền
Câu 24: 1 điểm
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có đặc điểm :
A.  
Vàng nhẹ, sáng, xuất hiện từ ngày thứ 14-21, có thể kéo dài 2-3 tháng
B.  
Vàng nhẹ, sáng, xuất hiện từ ngày thứ 1-2, thiếu máu
C.  
Vàng nhẹ, sáng, xuất hiện từ ngày thứ 7-14, phân trắng
D.  
Vàng nhẹ, sáng, xuất hiện từ ngày thứ 3-7, tự hết
Câu 25: 1 điểm
Chẩn đoán lâm sàng suy hô hấp cấp sơ sinh khi có triệu chứng :
A.  
Khó thở và tím
B.  
Thở nhanh 45 lần/phút
C.  
Cơn ngừng thở 5 giây
D.  
Rút lõm lồng ngực nhẹ
Câu 26: 1 điểm
Các dấu hiệu thực thể gợi ý viêm màng não ở trẻ nhũ nhi gồm:
A.  
Rối loạn thần kinh thực vật, mắt lác; thóp rộng mềm
B.  
Cứng gáy hoặc cổ mềm; rối loạn tri giác, mắt nhìn vô cảm, thóp phồng căng
C.  
Liệt chi hay liệt thần kinh sọ; dấu hiệu Babinski (+), thóp lõm
D.  
Hôn mê, bỏ bú, bỏ uống; mất giãn đồng tử một bên
Câu 27: 1 điểm
Vàng da tăng Bilirubin tự do trong máu ở trẻ sơ sinh là do, NGOẠI TRỪ:
A.  
Tăng tan vỡ hồng cầu
B.  
Thiếu hụt các men Glucuronyl transferase
C.  
Giảm Albumin máu, tăng tái hấp thu stercobilinogentừ ruột
D.  
Giảm sắt trong huyết thanh
Câu 28: 1 điểm
Các bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái- phải (tím tái muộn) hay gặp gồm:
A.  
Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch
B.  
Hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, thân chung động mạch
C.  
Tứ chứng Fallot, chuyển gốc mạch máu lớn, hẹp van động mạch chủ
D.  
Hở van hai lá, hẹp van 2 lá, ống nhĩ thất chung
Câu 29: 1 điểm
Các dấu hiệu lâm sàng điển hình trong viêm cầu thận cấp điển hình ở trẻ em gồm:
A.  
Phù, đái máu, cao huyết áp, đa niệu
B.  
Phù, đái đục, cao huyết áp, thiếu niệu
C.  
Phù, đái máu, tụt huyết áp, đa niệu
D.  
Phù, đái máu, cao huyết áp, thiếu niệu
Câu 30: 1 điểm
Mức tăng vòng đầu trong 3 tháng tuổi của trẻ sinh đủ tháng bình thường là:
A.  
0,5 cm/tháng
B.  
1,5 cm/tháng
C.  
2 cm/tháng
D.  
3 cm/tháng
Câu 31: 1 điểm
Phòng bệnh màng trong cho trẻ sơ sinh, NGOẠI TRỪ:
A.  
Khám thai định kỳ, hạn chế đẻ non
B.  
Liệu pháp glucocorticoid với các bà mẹ dọa đẻ non
C.  
Liệu pháp Surfactant
D.  
Không cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh
Câu 32: 1 điểm
Cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh là cho trẻ bú mẹ vào lúc:
A.  
Trước 30 phút sau sinh
B.  
Từ 1 giờ sau sinh
C.  
Trước 2 giờ sau sinh
D.  
Từ 12 giờ sau sinh
Câu 33: 1 điểm
Ba loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm màng não mủ ở trẻ em ngoài tuổi sơ sinh là:
A.  
Phế cầu, Haemophilus influenzae, não mô cầu
B.  
Tụ cầu, liên cầu khuẩn, Escherichia Coli
C.  
Klebsiella, Pseudomonas, tụ cầu
D.  
Enterrovirus, Adenovirus, Coxsackievirus
Câu 34: 1 điểm
Liệu pháp kháng sinh tiêm tĩnh mạch cho trẻ 2 tháng tuổi trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn khi chưa xác định được nguyên nhân:
A.  
Ampicillin 30mg/kg/lần, mỗi 6 giờ , và Cefotaxim 30mg/kg/lần, mỗi 6 giờ, trong 10 ngày
B.  
Ampicillin 50mg/kg/lần, mỗi 6 giờ , và Cefotaxim 50mg/kg/lần, mỗi 6 giờ, trong 10 ngày
C.  
Ampicillin 70mg/kg/lần, mỗi 6 giờ , và Cefotaxim 70mg/kg/lần, mỗi 6 giờ, trong 10 ngày
D.  
Ampicillin 100mg/kg/lần, mỗi 6 giờ , và Cefotaxim 100mg/kg/lần, mỗi 6 giờ, trong 10 ngày
Câu 35: 1 điểm
Các biện pháp chăm sóc chung cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh gồm, Ngoại trừ
A.  
Tiêm chủng đầy đủ, đúng hẹn như các trẻ bình thường
B.  
Phòng bệnh Osler khi có thủ thuật xâm lấn
C.  
Chống nhiễm khuẩn hô hấp
D.  
Hạn chế tất cả hoạt động thể lực
Câu 36: 1 điểm
Thành phần 1 gói Oresol chuẩn pha trong 1 lít gồm:
A.  
Glucose 25 g, Natri clorua 4,5 g, Kali clorua 2,5 g, Bicarbonat 3,5 g
B.  
Glucose 22 g, Natri clorua 4,2 g, Kali clorua 2 g, Bicarbonat 3,2 g
C.  
Glucose 20 g, Natri clorua 3,5 g, Kali clorua 1,5 g, Bicarbonat 2,5 g
D.  
Glucose 18 g, Natri clorua 3,2 g, Kali clorua 1,0 g, Bicarbonat 2,0 g
Câu 37: 1 điểm
Các triệu chứng nào sau đây gợi ý nhiễm trùng sơ sinh, NGOẠI TRỪ:
A.  
Trẻ không khỏe mạnh, sốt hoặc hạ thân nhiệt, bú kém, không tăng cân
B.  
Nhịp tim 150 lần/phút. Nhịp thở 45 lần/phút, Refill < 2 giây
C.  
Dịch dạ dày > 3mL, nôn, bụng chướng, gan to
D.  
Thở rên, khó thở co kéo cơ hô hấp, giảm trương lực cơ, giảm phản xạ sơ sinh
Câu 38: 1 điểm
Các triệu chứng tiêu hóa gợi ý nhiễm trùng sơ sinh bao gồm:
A.  
Tiêu chảy, dịch dạ dày > 1mL, gan to, nôn, bụng chướng
B.  
Tiêu chảy, dịch dạ dày > 2mL, gan to, trớ, bụng chướng
C.  
Tiêu chảy, dịch dạ dày > 3mL, gan to, nôn, bụng chướng
D.  
Tiêu chảy, dịch dạ dày > 4mL, gan to, nôn, bụng chướng
Câu 39: 1 điểm
Trẻ 3 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ không có biểu hiện thiếu vitamin A nên dự phòng bệnh thiếu vitamin A bằng
A.  
Uống 1 liều vitamin A 200 000 UI, nhắc lại mỗi 6 tháng
B.  
Uống 1 liều vitamin A 100 000 UI, nhắc lại mỗi 6 tháng
C.  
Uống 1 liều vitamin A 50 000 UI, nhắc lại mỗi 6 tháng
D.  
Không cần uống vitamin A dự phòng
Câu 40: 1 điểm
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có các triệu chứng sau:
A.  
Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi, kéo dài, tăng nhanh
B.  
Vàng da từ ngày thứ 3-7 sau sinh
C.  
Billirubin cao 120 #mol/dL
D.  
Vàng da vùng 1 theo Kramer
Câu 41: 1 điểm
Các triệu chứng toàn thân gợi ý nhiễm trùng sơ sinh bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Trẻ không khỏe mạnh
B.  
Sốt hoặc hạ thân nhiệt
C.  
Bú kém,không tăng cân
D.  
Cân nặng lúc đẻ thấp < 2500 gr
Câu 42: 1 điểm
Mức tăng chiều dài trong 3 tháng tuổi của trẻ sinh đủ tháng bình thường là:
A.  
0,5 cm/ tháng
B.  
1,5 cm/tháng
C.  
2,5 cm/tháng
D.  
3,5cm/ tháng
Câu 43: 1 điểm
Định nghĩa tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
A.  
Đi ỉa phân lỏng, tóe nước > 5 lần/ngày; kéo dài không quá 3 ngày
B.  
Đi ỉa phân lỏng, tóe nước > 4 lần/ngày; kéo dài không quá 7 ngày
C.  
Đi ỉa phân lỏng, tóe nước > 3 lần/ngày; kéo dài không quá 14 ngày
D.  
. Đi ỉa phân lỏng, tóe nước > 2 lần/ngày; kéo dài không quá 21 ngày
Câu 44: 1 điểm
Các dấu hiệu đánh giá sự phát triển tinh thần vận động bình thường của trẻ 2-3 tháng tuổi gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Nằm sấp ngẩng đầu được từng lúc, khung chậu giãn rộng, hông duỗi gần hoàn toàn
B.  
Biết nhìn mặt người, mỉm cười, hóng chuyện, mắt nhìn theo vật sáng di động
C.  
Phát âm ra tiếng
D.  
Đưa tay với các đồ vật được nhìn thấy trước mặt
Câu 45: 1 điểm
Nên cho trẻ ăn bổ sung ngoài bú mẹ vào tháng thứ mấy
A.  
2 tháng
B.  
3 tháng
C.  
6 tháng
D.  
9 tháng
Câu 46: 1 điểm
Nhu cầu năng lượng hằng ngày của trẻ em < 1 tuổi là
A.  
20 – 80 Kcal.kg cân nặng/ ngày
B.  
80 – 120 Kcal.kg cân nặng/ ngày
C.  
120 – 200 Kcal.kg cân nặng/ ngày
D.  
200 – 300 Kcal.kg cân nặng/ ngày
Câu 47: 1 điểm
Nguyên tắc điều trị trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ vừa gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhu cầu theo lứa tuổi. Điều trị tại nhà
B.  
Điều trị các bệnh kèm theo: nhiễm trùng, thiếu vi chất, thiếu máu,…
C.  
Tìm và điều trị nguyên nhân, Theo dõi cân nặng hàng tuần, tháng
D.  
Bổ sung đạm, vitamin, vi chất bằng truyền dịch định kỳ cho trẻ
Câu 48: 1 điểm
Trẻ em phát triển lần lượt qua các thời kỳ theo trình tự
A.  
Phôi và thai nhi, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì
B.  
Phôi và thai nhi, sơ sinh, răng sữa, nhũ nhi, thiếu niên, dậy thì
C.  
Phôi và thai nhi, sơ sinh, nhũ nhi, bú mẹ, răng sữa, dậy thì
D.  
Phôi và thai nhi, sơ sinh, nhũ nhi, học đường, thiếu niên, dậy thì
Câu 49: 1 điểm
Điều trị tại chỗ nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh nhiễm trùng bằng các biện pháp, NGOẠI TRỪ:
A.  
Rửa sạch rốn bằng cồn iod loãng 1%
B.  
Để rốn hở, giữ sạch
C.  
Sau rửa, rắc bột kháng sinh hoặc thảo dược cho đến khi rốn khô
D.  
Đánh giá nhiễm trùng lan tỏa, toàn thân để có biện pháp điều trị sớm
Câu 50: 1 điểm
Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp theo cơ chế xuất tiết là
A.  
Shigella
B.  
Salmonella non Typhi
C.  
E.coli xâm nhập
D.  
Vibrio Cholerae 01
Câu 51: 1 điểm
Các yếu tố miễn dịch trẻ sơ sinh có thể nhận được từ mẹ bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Kháng thể IgG từ mẹ qua nhau thai sang con
B.  
Kháng thể IgM, IgA từ mẹ qua nhau thai sang con
C.  
Kháng thể IgG, IgA từ sữa mẹ cho con bú
D.  
Bạch cầu, bổ thể, lysozyme, lactoferrin từ sữa mẹ cho con bú
Câu 52: 1 điểm
Các nguyên tắc chung điều trị viêm màng não mủ trẻ em gồm, NGOẠI TRỪ:
A.  
Là bệnh cần được điều trị cấp cứu. Hồi sức tích cực, chống phù não, chống co giật, hôn mê, chăm sóc, dinh dưỡng tốt để giảm thiểu tử vong và di chứng
B.  
Liệu pháp kháng sinh phối hợp, đúng tác nhân gây bệnh, sớm, đủ thời gian, đủ liều
C.  
Chống viêm bằng dexamethasone liều 0,6 mg/kg/24 giờ, chia đều 4 lần, tiêm tĩnh mạch trong 2-4 ngày đầu
D.  
Bệnh cần được điều trị ở cơ sở y tế gần nhất
Câu 53: 1 điểm
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã tuyên bố thanh toán được những bệnh nào sau đây:
A.  
Sởi, Rubella
B.  
Lao. Viêm màng não
C.  
Bạch hầu, ho gà
D.  
Bại liệt,uốn ván sơ sinh
Câu 54: 1 điểm
Trẻ trai tên Nam, 10 tháng, nặng 8,5 kg, thân nhiệt 39#, địa chỉ ở Hoài Đức, Hà Nội. Trẻ đến khám lần đầu vì ho, sốt. Trẻ ho 5 ngày và sốt từ 38-39#. Trẻ tỉnh, mệt, không uống được, bỏ bú, không nôn, không co giật, không li bì hoặc khó đánh thức. Theo chiến lược IMCI, xác định liều lượng thuốc hạ sốt paracetamol/ 1 lần cho Nam là:
A.  
100mg khi sốt >= 38,5#, cách nhau ít nhất 4 giờ, tối đa 4 lần/24 giờ
B.  
200mg khi sốt >= 38,5#, cách nhau ít nhất 4 giờ, tối đa 4 lần/24 giờ
C.  
300mg khi sốt >= 39#, cách nhau ít nhất 4 giờ, tối đa 4 lần/24 giờ
D.  
400mg khi sốt >= 39#, cách nhau ít nhất 4 giờ, tối đa 4 lần/24 giờ
Câu 55: 1 điểm
Vàng da vùng 5 theo phân loại mức độ vàng da của Kramer ở trẻ sơ sinh đủ tháng là:
A.  
Mặt đến thân trên rốn
B.  
Mặt, thân đến bàn tay, bàn chân
C.  
Mặt đến thân dưới rốn
D.  
Mặt đến cổ
Câu 56: 1 điểm
Chiều cao bình thường của trẻ sơ sinh đủ tháng khi mới sinh là:
A.  
Trẻ trai (cm) = 45 ± 1,6 ; trẻ gái (cm) = 44,8 ± 1,5
B.  
Trẻ trai (cm) = 50 ± 1,6 ; trẻ gái (cm) = 49,8 ± 1,5
C.  
Trẻ trai (cm) = 53 ± 1,6 ; trẻ gái (cm) = 52,8 ± 1,5
D.  
Trẻ trai (cm) = 55 ± 1,6 ; trẻ gái (cm) = 54,8 ± 1,5
Câu 57: 1 điểm
Mức tăng cân nặng trong 3 tháng tuổi của trẻ sinh đủ tthansg bình thường là:
A.  
10g/ ngày
B.  
20g/ ngày
C.  
30g/ ngày
D.  
40g/ ngày
Câu 58: 1 điểm
Tổng số răng sữa của trẻ em là:
A.  
12 chiếc, đủ vào 10 tháng tuổi
B.  
16 chiếc, đủ vào 18 tháng tuổi
C.  
20 chiếc, đủ vào 24 tháng tuổi
D.  
32 chiếc, đủ vào 30 tháng tuổi
Câu 59: 1 điểm
Các dấu hiệu cơ năng điển hình của hội chứng màng não ở trẻ em lớn gồm:
A.  
Đau đầu, sợ ánh sáng; nôn nhiều, nôn vọt; táo bón hoặc tiêu chảy
B.  
Đau bụng, sợ nước; nôn nhiều, tiêu chảy phân máu
C.  
Đau họng, nuốt khó, nôn nhiều, bụng chướng
D.  
Đau khớp, sợ gió, khóc thét, ngủ nhiều
Câu 60: 1 điểm
Vaccine phòng bệnh sởi là loại vaccine:
A.  
Sống, giảm độc lực
B.  
Bất hoạt, toàn bộ
C.  
Bất hoạt, một phần
D.  
Liên hợp