Trắc nghiệm Cơ sở thiết kế máy - Đại học Điện lực (EPU)

Luyện thi Cơ sở thiết kế máy theo chương trình EPU với bộ đề trắc nghiệm trực tuyến chuẩn hóa, đầy đủ đáp án và giải thích chi tiết. Nội dung bám sát giáo trình: nguyên lý thiết kế, các bộ phận máy, tính toán cấu trúc cơ học, vật liệu và quy trình chế tạo – làm bài nhanh, xem kết quả tức thì, củng cố kiến thức thiết kế máy hiệu quả.

Từ khoá: trắc nghiệm cơ sở thiết kế máy EPU đề thi thiết kế máy ôn thi thiết kế máy bài test thiết kế máy có đáp án ngân hàng câu hỏi thiết kế máy test thiết kế máy online

Số câu hỏi: 58 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

88,220 lượt xem 6,785 lượt làm bài


Bạn chưa làm Mã đề 1!

Xem trước nội dung
Câu 1: 0.5 điểm
Lực quán tính hình thành khi
A.  
Trên các khâu chuyển động không có gia tốc.
B.  
Trên các khâu chuyển động có gia tốc.
C.  
Trên các khâu không chuyển động.
D.  
Trên các khâu có khối lượng lớn.
Câu 2: 0.5 điểm
Theo định luật Coulomb về ma sát trượt khô, hệ số ma sát f hầu như không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A.  
Vật liệu bề mặt tiếp xúc
B.  
Trạng thái bề mặt tiếp xúc
C.  
Vận tốc trượt tương đối giữa hai bề mặt tiếp xúc
D.  
Áp lực và diện tích tiếp xúc
Câu 3: 0.5 điểm
Gọi Wo là số bậc tự do tương đối tổng cộng của n khâu động nếu để rời so với giá, R là số ràng buộc của cơ cấu, W là bậc tự do của cơ cấu đó. Ta có:
A.  

W = Wo - R

B.  

W = Wo + R

C.  

Wo = W - R

D.  

Wo = W + R

Câu 4: 0.5 điểm
Bậc tự do tương đối giữa hai khâu là ?
A.  
Số khả năng chuyển động độc lập của các khâu.
B.  
Số khả năng chuyển động độc lập tương đối của khâu này đối với khâu kia.
C.  
Số khả năng chuyển động độc lập tuyệt đối đối của khâu này đối với khâu kia.
D.  
Số khả năng chuyển động tương đối của hai khâu.
Câu 5: 0.5 điểm
Hai khâu để rời nhau trong mặt phẳng, giữa chúng có số bậc tự do tương đối là ?
A.  
Một bậc tự do.
B.  
Hai bậc tự do.
C.  
Ba bậc tự do.
D.  
Bốn bậc tự do.
Câu 6: 0.5 điểm
Một khớp động là ?
A.  
Tập hợp hai khâu trong một phép nối động.
B.  
Tập hợp hai thành phần khớp động của hai khâu trong một phép nối động.
C.  
Tập hợp hai thành phần khớp động của một khâu trong một phép nối động.
D.  
Tập hợp các thành phần khớp động của hai khâu trong một phép nối động.
Câu 7: 0.5 điểm
Cơ cấu là ?
A.  
Một chuỗi động.
B.  
Một chuỗi các khâu động
C.  
Một chuỗi các khâu động và cố định.
D.  
Một chuỗi khép kín các khâu động.
Câu 8: 0.5 điểm
Chuỗi động phẳng là chuỗi động trong đó các khâu chuyển động trong …..
A.  
Cùng một mặt phẳng hay nhiều mặt phẳng song song với nhau.
B.  
Cùng một mặt phẳng.
C.  
Nhiều mặt phẳng song song với nhau.
D.  
Hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
Câu 9: 0.5 điểm
Khâu là?
A.  
Một bộ phận chuyển động riêng biệt của máy.
B.  
Một chi tiết có chuyển động riêng biệt của máy.
C.  
Một cụm chi tiết có chuyển động riêng biệt của máy.
D.  
Một vật có chuyển động riêng biệt của máy
Câu 10: 0.5 điểm
Theo nguyên lý Đalămbe. Khi cơ cấu chuyển động, để có một hệ lực cân bằng thì phải thêm vào :
A.  
Lực liên kết, phản lực liên kết.
B.  
Lực tác dụng, lực phản tác dụng.
C.  
Lực phát động, lực cản.
D.  
Lực quán tính, mô men lực quán tính.
Câu 11: 0.5 điểm
Khâu dẫn là ?
A.  
Khâu dẫn động các khâu khác.
B.  
Khâu có thông số vị trí cho trước.
C.  
Khâu nối với giá.
D.  
Khâu nối với các khâu động.
Câu 12: 0.5 điểm
Nhóm tĩnh định là nhóm có bậc tự do bằng ?
A.  
W=3.
B.  
W=2.
C.  
W=1.
D.  
W=0.
Câu 13: 0.5 điểm
Đối với cơ cấu không gian, với cách phân loại khớp động theo số bậc tự do hạn chế thì khớp loại k hạn chế k bậc tự do. Nếu gọi pk là số khớp loại k chứa trong cơ cấu thì tổng các ràng buộc do pk khớp loại k gây nên sẽ là:
A.  
k.pk
B.  
k + pk
C.  
pk - k
D.  
k - pk
Câu 14: 0.5 điểm
Khâu phát động là ?
A.  
Khâu nối với giá.
B.  
Khâu nối với các khâu động.
C.  
Khâu được nối trực tiếp với nguồn năng lượng làm cho máy chuyển động.
D.  
Khâu đầu tiên của cơ cấu.
Câu 15: 0.5 điểm
Khi nghiên cứu về Nguyên lý máy, khâu được xem là thành phần cơ bản. Như vậy, khâu được xem là:
A.  
Vật rắn tuyệt đối
B.  
Vật rắn biến dạng
C.  
Các thanh, tấm, hoặc khối có khả năng biến dạng
D.  
Các thanh-dầm cong có khả năng biến dạng
Câu 16: 0.5 điểm
Lực cản kỹ thuật là ?
A.  
Lực từ đối tượng công nghệ tác động lên bộ phận của máy.
B.  
Lực tác dụng giữa các khâu.
C.  
Trọng lượng các khâu.
D.  
Lực quán tính.
Câu 17: 0.5 điểm
Lực phát động thường có dạng ?
A.  
Lực tập trung.
B.  
Mô men lực.
C.  
Lực phân bố.
D.  
Lực quán tính.
Câu 18: 0.5 điểm
Các giả thuyết của bài toán phân tích lực cơ cấu
A.  
Bỏ qua trọng lượng khâu, lực quán tính.
B.  
Khâu dẫn quay đều, bỏ qua ma sát trong khớp động.
C.  
Lực tác dụng nằm trong cùng một mặt phẳng song song với mặt phẳng chuyển động của cơ cấu.
D.  
2 và 3.
Câu 19: 0.5 điểm
Các thành phần : Áp lực khớp động, lực ma sát là của?
A.  
Lực quán tính.
B.  
Lực liên kết.
C.  
Ngoại lực.
D.  
Phản lực khớp động.
Câu 20: 0.5 điểm
Theo thực nghiệm, lực ma sát động và áp lực có mối quan hệ như sau (với f là hệ số ma sát trượt):
A.  
F=f.N
B.  
N=f.F
C.  
F>f.N
D.  
N>f.F