Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đáp án

Ngữ Văn 9 Tập 1
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Lớp 9;Văn

Số câu hỏi: 15 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

345,140 lượt xem 26,549 lượt làm bài

Bạn chưa làm đề thi này!

Xem trước nội dung
Câu 1: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.  
Tự sự
B.  
Miêu tả
C.  
Nghị luận
D.  
Thuyết minh
Câu 2: 1 điểm

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

A.  
Nhân hóa, hoán dụ
B.  
Ẩn dụ, điệp từ
C.  
Hoán dụ, so sánh
D.  
So sánh, điệp từ
Câu 3: 1 điểm

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.  
Đồng chí
B.  
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C.  
Bếp lửa
D.  
Ánh trăng
Câu 4: 1 điểm

Cụm từ “ừ thì” thể hiện điều gì?

A.  
Sự buông xuôi, chấp nhận số phận
B.  
Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn
C.  
Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến
D.  
Nỗi sợ hãi không biết ngày mai ra sao.
Câu 5: 1 điểm

Khổ thơ trên đã ngợi ca vẻ đẹp nào của người lính lái xe Trường Sơn?

A.  
Vẻ đẹp kiên trung, anh dũng của người lính khi đối đầu kẻ thù.
B.  
Tình yêu thương, sự đoàn kết của người lính cụ Hồ.
C.  
Sự hóm hỉnh, vui tươi, lạc quan của người lính chống Mỹ.
D.  
Cho thấy tình cảm gia đình thiêng liêng của người lính trong chiến tranh.
Câu 6: 1 điểm

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xechạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xecó một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.  
Chính Hữu
B.  
Phạm Tiến Duật
C.  
Tố Hữu
D.  
Nguyễn Duy
Câu 7: 1 điểm

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:/ Chỉ cần trong xe có một trái tim?

A.  
Nhân hóa, hoán dụ
B.  
Ẩn dụ, hoán dụ
C.  
Đối, liệt kê
D.  
So sánh, nhân hóa
Câu 8: 1 điểm

Xét theo cấu tạo, từ “chông chênh” thuộc loại từ nào?

A.  
Từ đơn
B.  
Từ ghép
C.  
Từ láy
D.  
Từ đặc biệt
Câu 9: 1 điểm

Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

A.  
Vì đây là những chiếc xe chiến đấu số 1 trong thời chiến
B.  
Vì tác giả đưa toàn bộ hiện thực khốc liệt của chiếc xe vào trong thơ
C.  
Vì chiếc xe hiện lên một cách lãng mạn, đầy chất thơ
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 10: 1 điểm

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của người lính?

A.  
Lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy.
B.  
Tình đồng đội, đồng chí thắm thiết.
C.  
Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí sắt đá.
D.  
Tất cả các phương án trên.
Câu 11: 1 điểm

Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn;

“Những đêm Trường Sơn

Đường tiền tuyến uốn quanh co

Mây trời đẹp quá, vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe"....

(Nhạc và lời: Tân Huyền)

Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?

A.  
Đồng chí
B.  
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C.  
Bếp lửa
D.  
Ánh trăng
Câu 12: 1 điểm

Bài thơ em vừa tìm được ở câu 11) được sáng tác trong thời kỳ nào?

A.  
Thời kỳ chống Pháp
B.  
Thời kỳ chống Mỹ
C.  
Thời kỳ chống Nhật
D.  
Thời kỳ phong kiến
Câu 13: 1 điểm

Đoạn thơ trên và Bài thơ về tiểu đội xe không kính cùng sáng tạo hình ảnh nào đặc biệt?

A.  
Vầng trăng sáng
B.  
Mây trời đẹp
C.  
Đêm Trường Sơn
D.  
Xe không kính
Câu 14: 1 điểm

Việc sáng tạo hình ảnh xe không kính của tác giả nhằm mục đích gì?

A.  
Khẳng định tinh thần lạc quan, dũng cảm của người lính qua hình ảnh những chiếc xe không kính.
B.  
Thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh.
C.  
Thể hiện sức mạnh của toàn quân dân Việt Nam.
D.  
Cả ba phương án trên
Câu 15: 1 điểm

Tác phẩm nào dưới đây cũng viết về đề tài người lính?

A.  
Ánh trăng
B.  
Đồng chí
C.  
Đoàn thuyền đánh cá
D.  
Bếp lửa