Đề Thi An Toàn Điện (ATĐ) - Phần Sửa Chữa - Miễn Phí Có Đáp Án

Làm bài thi môn An toàn điện (ATĐ) - phần sửa chữa trực tuyến miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi được thiết kế sát với nội dung thực hành và lý thuyết, hỗ trợ sinh viên và người lao động trong ngành điện ôn tập kiến thức an toàn khi sửa chữa điện, đảm bảo chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra.

Từ khoá: đề thi ATĐ an toàn điện sửa chữa đề thi an toàn điện bài thi miễn phí đề thi online đáp án chi tiết ôn thi an toàn điện kiến thức sửa chữa điện học an toàn điện kiểm tra an toàn lao động

Số câu hỏi: 100 câuSố mã đề: 2 đềThời gian: 1 giờ

85,534 lượt xem 6,579 lượt làm bài


Bạn chưa làm Mã đề 1!

Xem trước nội dung
Câu 1: 0.2 điểm

Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình chạy thử hoặc cân chỉnh các thiết bị quay, khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, cần:

A.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.

B.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. NCHTT ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của nhân viên ĐVCT.

C.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được một người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.

D.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được Người cho phép ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.

Câu 2: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trong trường hợp công tác trên thiết bị của 1 ĐVQLVH nhưng có liên quan đến các ĐVQLVH khác thì việc cấp PCT như thế nào?
A.  
Các ĐVQLVH liên quan sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH có thiết bị, đường dây thực hiện các BPAT và bản giao cho NCP theo GBG.
B.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT và bản giao cho NCHTT theo GPHCP.
C.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, các ĐVQLVH khác thực hiện các BPAT và bản giao cho NCP theo GBGPH.
D.  
ĐVQLVH nào quản lý vận hành thiết bị sẽ cấp PCT, ĐVCT thực hiện các BPAT tại khu vực của các ĐVQLVH khác và bản giao cho NCP theo GBG.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc (sau khi hoàn thành công việc) được thực hiện như thế nào?
A.  
Do Người CHTT bàn giao cho Điều độ hoặc Nhân viên Trực vận hành (tùy theo phân cấp quyền điều khiển) sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
B.  
Người CHTT bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
C.  
Do Người CHTT bàn giao cho lãnh đạo ĐVQLCH sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
D.  
Do Người CHTT bàn giao cho Người LĐCV để người này kiểm tra và giao cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi nhận được 01 bản PCT đã có chữ ký của người cho phép, người CHTT được được phép làm những công việc gì?
A.  
Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, trực tiếp thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
B.  
Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVQLVH.
C.  
Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
D.  
Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của người cho phép.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành loại quy trình nào?
A.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình an toàn trong đó có nội dung quy định về an toàn trong thi công lắp đặt thiết bị.
B.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình vận hành thiết bị trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
C.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình xử lý sự cố thiết bị trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
D.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành kế hoạc phòng chống tai nạn thương tích trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định điều kiện, thủ tục sử dụng giàn giáo như thế nào?
A.  
Được lắp dựng theo đúng phương án thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản nghiệm thu.
B.  
Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản nghiệm thu.
C.  
Được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công. Giàn giáo khi lắp dựng xong phải tử tải trước khi sử dụng.
D.  
Giàn giáo khi lắp dựng xong phải lập biên bản nghiệm thu theo yêu cầu của ĐVCT.
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định ghi số PCT như thế nào?
A.  
Ghi số thứ tự PCT theo năm / năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
B.  
Ghi số thứ tự PCT theo tháng / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
C.  
Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị/ năm phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
D.  
Ghi số thứ tự PCT theo thiết bị / tháng phát hành / viết tắt đơn vị cấp PCT.
Câu 8: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập PA khi công tác trên lưới điện khách hàng như thế nào?
A.  
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp.
B.  
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
C.  
Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để khách hàng lập, duyệt Phương án.
D.  
Các ĐVLCV thuộc EVNNPC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH)
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì tổ chức lắp đặt tiếp đất di động là:
A.  
Phải có 03 người, hai người trên cột, một người dưới đất. Đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
B.  
Phải có 02 người, một người trên cột, một người dưới đất. Dùng kìm đấu dây tiếp đất lên dây dẫn sau đó bắt chặt đầu dây còn lại vào thân cột.
C.  
Phải có 02 người, trong đó một người giám stá phải có bâc an toàn điện ³ 4, một người thực hiện phải có có bậc an toàn điện ³ 3.
D.  
Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định với điều kiện nào?
A.  
Nơi đó đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
B.  
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
C.  
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; Đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
D.  
Có phương án loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng giao chéo với với đường dây đang vận hành như thế nào?
A.  
Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi dưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
B.  
Tháo và nối dây trong khoảng cột có giao chéo với đường dây đường dây cao áp khác đang vận hành thì phải cắt điện các đường dây phía dưới đường dây đang sửa chữa, trừ trường hợp đặc biệt..
C.  
Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp giao chéo đi trên đường dây hạ áp đang vận hành và đi đưới đường dây cao áp khác đang vận hành.
D.  
Cấm lắp đặt dây dẫn và dây chống sét tại đường dây cao áp song song ngang đi (kẹp) giữa hai đường dây cao áp khác đang vận hành.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, những chức danh an toàn nào phải có Quyết định công nhận?
A.  
Người cấp PCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
B.  
Nhân viên ĐVCT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
C.  
Người GSTT, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG.
D.  
Người thao tác, NCP, NGSAT, NLĐCV, NCHTT, NCG
Câu 13: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy cơ bản khi làm việc trên cao như thế nào?
A.  
Điện giật; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
B.  
Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Bỏng nhiệt.
C.  
Trượt đổ thang, sập giàn giáo; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Bỏng lạnh.
D.  
Ngã cao; Rơi thiết bị, dụng cụ, vật liệu xuống; Trượt đổ thang, sập giàn giáo.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm vụ gì sau khi đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV:
A.  
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép, LCT.
B.  
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT.
C.  
Viết phương án tổ chức thi công và BPAT, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép.
D.  
Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, cấp Giấy phối hợp cho phép, lập PTT.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, trong trường hợp có thực hiện các BPKTAT phối hợp giữa các ĐVQLVH thì việc đăng ký cắt điện được thực hiện như thế nào?
A.  
Tất cả các ĐVLCV căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
B.  
ĐVQLVH đường dây, thiết bị (mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc) căn cứ vào GĐKCT để phối hợp với các ĐVQLVH liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc.
C.  
ĐVQLVH đường dây, thiết bị mà ĐVLCV sẽ thực hiện công việc căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
D.  
Các ĐVQLVH liên quan căn cứ vào các nội dung cần cắt điện trong GĐKCT để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương thức cắt điện để làm việc,
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công việc nào sau đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất?
A.  
Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố.
B.  
Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết.
C.  
Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện để công tác.
D.  
Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, quy định các nội dung cấm như thế nào?
A.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
B.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người quá tải trọng cho phép của thiết bị.
C.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn khi thiết bị ngừng hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
D.  
Cấm các phương tiện không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải lập BPAT điện trong Phương án thi công là:
A.  
Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT, Người CHTT, và người GSATĐ.
B.  
Phải là những người sẽ được cử làm Người CHTT, Người cho phép và người GSATĐ.
C.  
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác.
D.  
Phải là những người sẽ được cử làm Người cấp PCT và Người LĐCV.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về nhân viên mới như thế nào?
A.  
Trước khi giao nhiệm vụ phải phải kiểm tra thực hành công việc đạt yêu cầu giao nhiệm vụ.
B.  
Phải qua thời gian kèm cặp mới được giao nhiệm vụ.
C.  
Phải được huấn luyện, kèm cặp sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
D.  
Được phép làm việc nhưng phải có Người giám sát, quản lý..
Câu 20: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc kiểm tra đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện công tác được quy định như thế nào?
A.  
ĐVCT phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
B.  
ĐVQLVH phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
C.  
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện các công việc có nguy hiểm về điện trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
D.  
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi thực hiện việc đặt rào chắn mà rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện được quy định như thế nào?
A.  
Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế gỗ và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
B.  
Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện, người thực hiện phải có bậc 5 an toàn điện.
C.  
Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
D.  
Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 4 an toàn điện.
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi Phương án được duyệt, ĐVLCV phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
A.  
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
B.  
NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
C.  
Người cấp PCT, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
D.  
NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ,.
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên ĐDK có nhiều nguồn cấp đến và có nhánh rẽ như thế nào?
A.  
Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến thì phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
B.  
Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến tại các nhánh rẽ và phải cắt các DCL đầu nhánh không có nguồn cấp.
C.  
Phải làm nối đất ở các đầu ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở thiết bị đóng cắt, không có thiết bị đóng cắt thì phải làm một bộ nối đất ở nhánh đó.
D.  
Phải làm nối đất ở các đầu và cuối ĐDK có nguồn cấp đến, các nhánh không có nguồn cấp đến mở thiết bị đóng cắt.
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, NCP tại hiện trường là ai?
A.  
ĐĐV, TVH đương ca.
B.  
Nhân viên, công nhân ĐVQLVH trực tiếp (Đội, Tổ QLVH đường dây, TBA…) được cử làm NCP theo PCT.
C.  
Lãnh đạo ĐVQLVH có chúc danh NCP.
D.  
CBAT có chúc danh NCP.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, trong chế độ sự cố, các thao tác khôi phục đường dây, thiết bị sau sựu cố ở thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo quy định nào?
A.  
Theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
B.  
Theo Thông tư Quy định quy trình Xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
C.  
Theo Thông tư Quy định quy trình Điều độ trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
D.  
Theo Thông tư Quy định quy phạm trang bị điện của Bộ Công Thương.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nhân viên trực thao tác lưu động phải kịp thời đến trạm điện, nhà máy điện không người trực để thực hiện những công việc đột xuất gì?
A.  
Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
B.  
Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVCT trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
C.  
Thao tác tại chỗ, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho ĐVQLVH trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
D.  
Vệ sinh công nghiệp, làm các biện pháp an toàn bàn giao hiện trường cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ.
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đoạn đường dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly là:
A.  
Mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
B.  
Tách lèo đấu dây ở các đầu nhánh.
C.  
Không phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh do đã có tiếp đất trên đường trục.
D.  
Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
A.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
B.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
C.  
Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện cao áp.
D.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong trường hợp nào?
A.  
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
B.  
Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
C.  
Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
D.  
Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định trước khi cho Đơn vị công tác tiến hành công việc, phải khẳng định nội dung gì?
A.  
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
B.  
NCHTT phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
C.  
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn điện, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
D.  
Trưởng ca, kíp vận hành phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, sau khi Phương án được duyệt, ĐVQLVH phải tổ chức phổ biến nội dung Phương án tới những đối tượng nào?
A.  
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
B.  
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV,.
C.  
Những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP.
D.  
Người cấp PCT, những NCHTT, NLĐCV, NGSATĐ, NCP và những người được giao nhiệm vụ thực hiện các BPKTAT phối hợp.
Câu 32: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiện của Người CHTT đối với nhân viên ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
A.  
Kiểm tra biện pháp an toàn trong PCT và trong TIên bản khảo sát hiện trường.
B.  
Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của Nhân viên ĐVCT. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho Nhân viên ĐVCT thực hiện công việc một cách bình thường thì không được để Nhân viên đó tham gia vào công việc.
C.  
Kiểm tra PTT và dụng cụ, trang bị an toàn phục vụ thao tác.
D.  
Kiểm tra lại Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện về nước khi vệ sinh cách điện ĐDK cao áp khi đang vận hành như thế nào?
A.  
Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
B.  
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước thường lấy từ các vòi nước công cộng để sử dụng.
C.  
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình. Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline.
D.  
Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình và phải đo kiểm tra ngay khibắt đầu thi công.
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn việc nối đất thanh cái phải:
A.  
Phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất.
B.  
Không cần đặt tiếp đất vì đã cắt điện hoàn toàn.
C.  
Phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu liền kề sẽ làm việc.
D.  
Cả 03 đáp án đề sai.
Câu 35: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT trên sơ đồ vận hành tại những bộ phận nào?
A.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển.
B.  
Bộ phận trực vận hành lưới điện các Điện lực.
C.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị nơi csẽ tiến hành công việc.
D.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, nơi làm việc của lãnh đạo đơn vị cấp Điện lực
Câu 36: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra không còn điện bằng cách:
A.  
Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử (bút này phải được kiểm tra trước tại nơi có điện) sau đó thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị
B.  
Căn cứ vào tín hiệu, đèn, đồng hồ, rơ le...
C.  
Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
D.  
Cả 03 đáp án đều sai
Câu 37: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, hằng ngày, nhân viên công tác trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào?
A.  
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
B.  
Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở trên cao và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
C.  
Đeo vào dây đeo 1 tải trọng 110kg rồi buộc treo dây trên cao xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
D.  
Dùng máy thử dây đeo thử tĩnh theo tải trong 225kg trong vòng 5 phút xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp công tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì việc lưu các PCT, LCT được quy định như thế nào?
A.  
Các PCT, phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vận hành của đơn vị.
B.  
PCT có liên quan, các tài liệu khác nếu có theo quy định (PTT, đánh giá rủi ro, BBKSHT, PA TCTC và BPAT) phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, TNLĐ của đơn vị.
C.  
Các PCT, LCT phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ thiết bị của đơn vị.
D.  
Các hồ sơ có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của cơ quan điều tra.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nguyên tắc về nối đất khi làm việc trên đường cáp điện lực như thế nào?
A.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
B.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải ngừng tiến hành công việc.
C.  
Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
D.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải tháo đầu cáp còn lại.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định BPAT khi hàn trong các thùng kín bằng kim loại như thế nào?
A.  
Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
B.  
Máy hàn phải để trong thùng, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
C.  
Thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su. mặt nạ phòng độc có dây mềm dẫn không khí.
D.  
Máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ bảo hộ lao động, giầy bảo hộ lao động.
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị nâng:
A.  
Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
B.  
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
C.  
Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
D.  
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ lửng thì:
A.  
Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 15 mét; báo ngay cho Điều độ
B.  
Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 10 mét (kể cả bản thân); báo ngay cho Điều độ
C.  
Phải báo ngay cho Điều độ đồng thời dùng cây gỗ khô gạt gọn dây dẫn
D.  
Nhanh chóng dùng dây kim loại ném lên dây dẫn ở khoảng cách thuận lợi nhất để MC đầu nguồn nhảy, đảm bảo an toàn cho người qua lại
Câu 43: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn như thế nào?
A.  
Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận hành.
B.  
Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ.
C.  
Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT, trường hợp cần thiết có thể thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành).
D.  
Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm cho ĐVQLVH biết để ghi, ký vào sổ nhật ký vận hành.
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ lúc viết phiếu như thế nào?
A.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
B.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
C.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
D.  
PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện phải áp dụng BPAT nào sau khi thí nghiệm bằng điện áp cao xong?
A.  
Phải thử điện áp và khi đã khẳng định không còn điện nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
B.  
Phải khử điện dung và khi đã khẳng định không còn điện dung dư nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
C.  
Phải khử điện tích và khi đã khẳng định không còn điện tích nữa mới được báo là “đã cắt điện”.
D.  
Báo là “đã cắt điện” sau đó khử điện tích và kiểm tra khẳng định không còn điện tích nữa.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vào làm việc với hệ thống ắc quy phải thực hiện trang phục BHLĐ nào?
A.  
Mặc quần áo BHLĐ và đeo găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
B.  
Đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cách điện để bảo vệ cơ thể khỏi bị điện giât.
C.  
Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
D.  
Mặc quần áo chuyên dụng, đeo kính hàn bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh hưởng do axít hoặc kiềm.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định đối tượng lập PA khi ĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào?
A.  
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án.
B.  
TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án.
C.  
Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án.
D.  
Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, việc cấp các thẻ an toàn cho người lao động theo các QTAT được quy định như thế nào?
A.  
Cấp Thẻ kiểm tra viên Điện lực theo quy định pháp luật, Thẻ ATĐ theo QT959.
B.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15 CV6829).
C.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ chức danh theo quy định của EVN.
D.  
Cấp Thẻ an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa (theo mẫu tại Phụ lục 15), Thẻ ATĐ theo QT959.
Câu 49: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi đang sử dụng thiết bị cầm tay mà bị ngừng làm việc, khi bị cắt điện đột xuất hay kết thúc công việc phải:
A.  
Rút khỏi vị trí làm việc, thu dọn dụng cụ.
B.  
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn điện để loại bỏ hoàn toàn điện áp.
C.  
Yêu cầu NCHTT kiểm tra lại và tiếp tục làm việc.
D.  
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn nhiệt.
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, về nội dung BPKTAT điện thì người cho phép phải thực hiện thủ tục bàn giao (cho phép) ĐVCT vào làm việc sau khi:
A.  
Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT do chính ĐVCT làm.
B.  
Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Chứng minh hết điện; Ký 02 bản và giao 01 bản PCT cho NCHTT sau khi NCHTT đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.
C.  
Chứng minh hết điện; Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.
D.  
Thực hiện các BPKTAT (nếu được giao); Ký và giao 01 bản PCT cho người CHTT hoặc người GSATĐ (nếu có) sau khi những người này đã kiểm tra lại các BPAT mà người cho phép giao theo yêu cầu.