Bộ Đề Thi An Toàn Điện 959 - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án Chi Tiết)

Trải nghiệm bộ đề thi An Toàn Điện 959 từ Đại Học Điện Lực (EPU) với hệ thống câu hỏi chất lượng, bám sát chương trình học. Miễn phí 100% và kèm theo đáp án chi tiết, bộ đề giúp bạn nắm vững kiến thức và tự tin trước mọi kỳ thi. Thích hợp cho sinh viên ngành Điện và người muốn nâng cao hiểu biết về an toàn điện.

Từ khoá: đề thi an toàn điện đề thi điện lực đề thi EPU bộ đề an toàn điện 959 đại học điện lực ôn thi an toàn điện câu hỏi an toàn điện tài liệu miễn phí an toàn điện đáp án an toàn điện ôn tập điện lực

Số câu hỏi: 138 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

73,066 lượt xem 5,620 lượt làm bài


Bạn chưa làm Mã đề 1!

Xem trước nội dung
Câu 1: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đường dây bọc nếu tại vị trí công tác không có đấu nối hoặc đấu nối bảo đảm kín (cách điện)mà không tháo rời dây dẫn là:
A.  
Phải làm tiếp đất ở đầu khoảng dây bọc (áp tô mát hoặc đầu cáp xuất tuyến…).
B.  
Phải bóc cách điện dây bọc để đấu tiếp đất ở hai đầu khoảng dây theo quy định.
C.  
Không cần đặt tiếp đất vì là dây bọc.
D.  
Phải đặt tiếp đất ở các điểm nối dây dẫn liền kề và vị trí tiếp đất phải được xác định ngay từ khi khảo sát.
Câu 2: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, BPAT nào để bảo vệ nhân viên ĐVCT không bị phóng điện khi làm việc với ĐDK cao áp đang có điện (sửa chữa nóng)
A.  
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị rơ le bảo vệ và không được đóng lại bằng tay.
B.  
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và không được đóng lại bằng tay.
C.  
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện khóa các thiết bị tự động đóng lại và chỉ được đóng lại bằng tay khi MC nhảy.
D.  
Trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện cắt nguồn điều khiển các MC và không được đóng lại.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, trong các BPAT khi làm việc có điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
A.  
Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định
B.  
Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.
C.  
Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
D.  
Phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc Nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.
Câu 4: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
A.  
Không nhỏ hơn 0,7 mét.
B.  
Không nhỏ hơn 1,0 mét.
C.  
Không nhỏ hơn 0,6 mét.
D.  
Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 5: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ áp là:
A.  
Khoảng cách là 0,3 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở.
B.  
Khoảng cách là 0,5 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
C.  
Khoảng cách là 0,4 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
D.  
Khoảng cách là 0,2 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
Câu 6: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào?
A.  
Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
B.  
Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
C.  
Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
D.  
Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
Câu 7: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện lắp đặt trên đường dây nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành quy định về nối đất dây dẫn trong khi lấy độ võng như thế nào?
A.  
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột đỡ trong khoảng tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
B.  
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất dây dẫn riêng.
C.  
Phải nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
D.  
Phải nối đất dây dẫn trên tất cả các cột đang tiến hành kéo dây. Ở cột kim loại, dây dẫn được coi như đã được nối đất qua ròng rọc, còn ở cột phi kim loại, chưa có hệ thống nối đất thì ròng rọc phải được nối đất riêng.
Câu 8: 0.2 điểm
Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép bọc cách điện đường dây có điện.
A.  
Phải cắt điện đường dây đang sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
B.  
Phải cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
C.  
Phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa. Trường hợp không thể cắt điện đường dây ở phía dưới thì cho phép làm giàn giáo để cách ly với đường dây có điện.
Câu 9: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, điều nào không đúng trong quy định khi vận hành xe chuyên dùng ?
A.  
Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
B.  
Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
C.  
Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
D.  
Những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và được huấn luyện về QTATĐ về nội dung được phép làm việc mới được vận hành xe chuyên dùng.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định điều kiện chung cho phép lắp đặt dây dẫn và dây chống sét trên đường dây cao áp hai mạch chung cột khi mạch kia vẫn còn điện là:
A.  
Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
B.  
Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 2 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 5 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
C.  
Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 5 mét đối với đường dây điện áp 110 kV; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
D.  
Dây dẫn gần nhất của mạch thứ nhất với mạch thứ 2 là: 3 mét đối với đường dây điện áp đến 35 kV; 4 mét đối với đường dây điện áp 110 kV ; 6 mét đối với đường dây điện áp từ 220 kV
Câu 11: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng cách dây dẫn như thế nào?
A.  
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
B.  
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
C.  
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
D.  
Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Câu 12: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
A.  
Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải cử người GSATĐ.
B.  
Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
C.  
Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
D.  
Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 13: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn việc nối đất thanh cái phải:
A.  
Phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải nối đất.
B.  
Không cần đặt tiếp đất vì đã cắt điện hoàn toàn.
C.  
Phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu liền kề sẽ làm việc.
D.  
Cả 03 đáp án đề sai.
Câu 14: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” được đặt như thế nào?.
A.  
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện theo PTT của các cấp điều độ.
B.  
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
C.  
Trên bộ phận điều khiển, cánh tủ phân phối đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
D.  
Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện khi chuyển đổi kết dây cơ bản.
Câu 15: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách cho phép nhỏ nhất đến phần có điện cao áp xoay chiều được quy định như thế nào?
A.  
Từ 1-35kV là 0,5 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,5 mét.
B.  
Từ 1-35kV là 0,7 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,0 mét
C.  
Từ 1-35kV là 0,6 mét; Từ trên 35kV-110kV là 1,0 mét
D.  
Từ 1-35kV là 0,8 mét; Từ trên 35kV-110kV là 2,5 mét
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định để đảm bảo an toàn khi làm giàn giáo để tháo hoặc nối dây trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành như thế nào?
A.  
Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
B.  
Trong thời gian làm giàn giáo không được cắt điện đường dây phía dưới nhưng phải lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
C.  
Đối với đường dây hạ áp khi làm giàn giáo không phải cắt điện đường dây phía dưới và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
D.  
Trong thời gian làm giàn giáo phải cắt điện đường dây sẽ làm việc và phải được lập thành phương án cụ thể, được cấp có thẩm quyền của ĐVLCV phê duyệt.
Câu 17: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây dẫn, việc đặt tiếp đất di động được thực hiện như thế nào?
A.  
Phải tiếp đất phía nguồn đến chỗ định tháo rời trước khi tháo.
B.  
Phải quấn gọn dây dẫn về hai phía khi tháo lèo (dây dẫn).
C.  
Phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
D.  
Chỉ phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo. Ngay sau khi tháo xong có thể dỡ bỏ 02 bộ tiếp đất đó.
Câu 18: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất khi làm việc trên đường dây hai nguồn cấp không có nhánh rẽ là:
A.  
Tại vị trí làm việc phải có 02 bộ tiếp đất dây dẫn chặn về 2 phía, nếu tiếp đất này cản trở đến công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
B.  
Phải đặt 02 bộ tiếp đât ở 02 vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
C.  
Nếu làm việc trên ĐD, phải làm nối đất ở hai đầu ĐD.
D.  
Không được phép đặt tiếp đất ại vị trí làm việc trong mọi trường hợp.
Câu 19: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVCT là đơn vị nào?
A.  
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
B.  
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị.
C.  
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, kiểm định, xây lắp, kinh doanh và các công việc khác liên quan đến công trình điện lực
D.  
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 20: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
A.  
Trên thang trèo của TBA treo trên cột,
B.  
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
C.  
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện không người trực,
D.  
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có tường rào bao quanh,
Câu 21: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp đối với thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) là:
A.  
Từ 1-35kV là 3,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,0 mét
B.  
Từ 1-35kV là 4,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 6,0 mét
C.  
Từ 1-35kV là 5,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 5,5 mét
D.  
Từ 1-35kV là 6,0 mét; Từ trên 35kV-110kV là 7,5 mét
Câu 22: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc đặt tiếp đất khi làm việc trên đường dây hạ áp là:
A.  
Cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính.
B.  
Cho phép làm tiếp đất 1pha khi chỉ làm việc trên pha đó.
C.  
Nối đất tại các pha đầu nguồn (aptomat tổng, nhánh).
D.  
Trong mọi trường hợp, không cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất mà phải nối đất bằng bộ tiếp đất di động đúng quy cách.
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nguyên tắc về nối đất khi làm việc trên đường cáp điện lực như thế nào?
A.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
B.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải ngừng tiến hành công việc.
C.  
Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải có nối đất ở đầu cáp còn lại.
D.  
Phải đặt nối đất hai đầu của đường cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì phải tháo đầu cáp còn lại.
Câu 24: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định điều kiện để xác định đúng đường cáp sẽ làm việc là:
A.  
Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có ba người thực hiện với kết quả giống nhau.
B.  
Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
C.  
Phải sử dụng ít nhất hai biện pháp xác định đường cáp tại hai vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải thực hiện 2 lần với kết quả giống nhau.
D.  
Phải sử dụng ít nhất ba biện pháp xác định đường cáp tại ba vị trí khác nhau. Nếu thực hiện tại một vị trí thì phải có hai người thực hiện với kết quả giống nhau.
Câu 25: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
A.  
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
B.  
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn thấy.
C.  
Trên vỏ trạm biến áp treo, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
D.  
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện trong trường hợp rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện được quy định như thế nào?
A.  
Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 10 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc.
B.  
Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 22 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
C.  
Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 15 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
D.  
Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 35 kV, nếu rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc
Câu 27: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khi ghi chữ công tơ trong TBA, điều nào sau đây không đúng quy định:
A.  
Khi ghi chữ công tơ phải thực hiện theo LCT.
B.  
Chỉ được đọc bằng mắt và ghi số. Không được đụng chạm đến thiết bị khác và phải ghi sổ nhật ký.
C.  
Không được vào TBA ghi chữ công tơ khi trạm đang vận hành trong mọi trường hợp.
D.  
Được phép vào buồng cao áp và những nơi có bộ phận dẫn điện trên cao hoặc che kín.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì ĐVQLVH là đơn vị nào?
A.  
Là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
B.  
Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành công trình điện lực (bao gồm từ cấp tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, khu vực đến cấp Công ty, Trung tâm).
C.  
Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị này phải có ít nhất 02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
D.  
Là các doanh nghiệp hoạt động điện lực không QLVH thiết bị có trách nhiệm cử ra đơn vị công tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì khi làm việc trên cao, điều nào không đúng?
A.  
Cấm mang bất cứ dụng cụ gì theo người
B.  
Khi làm việc trên cao từ 2 mét trở lên phải đeo dây lưng an toàn
C.  
Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao
D.  
Cấm tung, ném dụng cụ, vật liệu lên xuống
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
A.  
Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các phía) và thông số điện áp (nếu có).
B.  
Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
C.  
Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
D.  
Cả 03 đáp án đều sai
Câu 31: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về tổ chức khi sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác trên đường dây đang vận hành thì:
A.  
Cho phép nhân viên ĐVCT thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.
B.  
Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người của ĐVQLVH và chờ lệnh của người cho phép.
C.  
Có thể thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với Điều độ viên và chờ lệnh của người CHTT.
D.  

Nhân viên ĐVCT không được thực hiện công việc có điện một mình. Trong trường hợp khẩn cấp, phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của người CHTT.

Câu 32: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định việc treo thẻ đánh dấu các ĐVCT trên sơ đồ vận hành tại những bộ phận nào?
A.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển.
B.  
Bộ phận trực vận hành lưới điện các Điện lực.
C.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị nơi csẽ tiến hành công việc.
D.  
Bộ phận Điều độ giữ quyền điều khiển, nơi làm việc của lãnh đạo đơn vị cấp Điện lực
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi thấy dây dẫn rơi xuống đất hoặc lơ lửng thì:
A.  
Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 15 mét; báo ngay cho Điều độ
B.  
Phải cử người đứng gác cách vị trí rơi dây ít nhất 10 mét (kể cả bản thân); báo ngay cho Điều độ
C.  
Phải báo ngay cho Điều độ đồng thời dùng cây gỗ khô gạt gọn dây dẫn
D.  
Nhanh chóng dùng dây kim loại ném lên dây dẫn ở khoảng cách thuận lợi nhất để MC đầu nguồn nhảy, đảm bảo an toàn cho người qua lại
Câu 34: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện trong trường hợp nào?
A.  
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 110kV
B.  
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 0,5 mét đối với điện áp 35kV
C.  
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 110kV
D.  
Sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn và Nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách 1,5 mét đối với điện áp 22kV
Câu 35: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện thì điều kiện để trở thành nhân viên ĐVCT là:
A.  
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn phù hợp với công việc được giao.
B.  
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện, có Thẻ ATĐ.
C.  
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện có bậc ATĐ.
D.  
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
Câu 36: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi di chuyển, vận hành xe chuyên dùng trong khu vực trạm phải đảm bảo khoảng cách an toàn như thế nào ?
A.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện không rào chắn.
B.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện có rào chắn.
C.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn khoảng cách an toàn điện theo quy định về hành lang lưới điện cao áp.
D.  
Khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn 02 mét.
Câu 37: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi mở cửa lưới vào kiểm tra thiết bị đang vận hành các TBA cần thực hiện BPKTAT gì?
A.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
B.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét được kiểm tra các trạm ngoài trời nhưng không được thao tác.
C.  
Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời. Chú ý quan sát kỹ phần mang điện cao áp.
D.  
Quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm trong nhà.
Câu 38: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận những mệnh lệnh không đúng Quy trình này, có nguy cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh xử lý như thế nào?
A.  
Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với các cấp cán bộ an toàn.
B.  
Có quyền không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc Cấp có thẩm quyền.
C.  
Phải chấp hành, nhưng sau khi thực hiện xong phải báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
D.  
Tuyệt đối không chấp hành, báo cáo ngay với Giám đốc Công ty hoặc Trường phòng an toàn Công ty.
Câu 39: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về thời tiết như thế nào?
A.  
Cấm làm việc khi có gió cấp 5 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng nhựa.
B.  
Cấm làm việc khi có gió cấp 6 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm lắp xà trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
C.  
Cấm làm việc khi có gió cấp 3 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm thay sứ trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
D.  
Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm; cấm ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo bằng kim loại.
Câu 40: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải:
A.  
Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
B.  
Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
C.  
Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
D.  
Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 41: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định về nối đất xe chuyên dùng trong trường hợp nào?
A.  
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
B.  
Khi làm việc có cắt điện toàn bộ, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
C.  
Khi làm việc không cắt điện, bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
D.  
Không cần nối đất các bộ phận của xe chuyên dùng trong mọi trường hợp.
Câu 42: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định nối đất tạo vùng an toàn và nối đất tại nơi làm việc như thế nào?
A.  
ĐVCT tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn, ĐVQLVH chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
B.  
ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn, ĐVCT chịu trách nhiệm thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc.
C.  
ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các vị trí phải nối đất di động tại nơi làm việc.
D.  
ĐVQLVH tổ chức thực hiện nối đất di động tại nơi làm việc, ĐVCT chịu trách nhiệm thực hiện, nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn.
Câu 43: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, trong những quy định điều kiện khi làm việc có điện thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
A.  
Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
B.  
Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
C.  
Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện. Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
D.  
Phải có xe Hotline chuyên dùng và các dụng cụ sửa chữa có chất lượng tốt, còn hạn kiểm định
Câu 44: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định (khái niệm) làm việc trên cao là:
A.  
Làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
B.  
Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ trọng tâm của cơ thể.
C.  
Làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc.
D.  
Làm việc ở độ cao từ 2,5 m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
Câu 45: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
A.  
Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
B.  
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn thấy.
C.  
Đặt trên rào chắn về phía dễ nhìn thấy.
D.  
Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm đặt rào chắn tạm thời thuộc bộ phận nào?
A.  
Rào chắn tạm thời do ĐVQLVH thiết lập.
B.  
Rào chắn tạm thời do ĐVLCV thiết lập.
C.  
Rào chắn tạm thời do ĐVCT thiết lập.
D.  
Rào chắn tạm thời do người CHTT thiết lập.
Câu 47: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn (tức là khoảng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ trên 15 đến 35kV như thế nào?
A.  
Không nhỏ hơn 0,7 mét.
B.  
Không nhỏ hơn 1,0 mét.
C.  
Không nhỏ hơn 0,6 mét.
D.  
Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 48: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi có rào chắn (tức là khoảng cách từ rào chắn đến đến phần có điện) đối với điện áp từ 1 đến 15kV như thế nào?
A.  
Không nhỏ hơn 0,35 mét.
B.  
Không nhỏ hơn 0,6 mét.
C.  
Không nhỏ hơn 0,8 mét.
D.  
Không nhỏ hơn 0,9 mét.
Câu 49: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, những biển nào có thể được sơn trực tiếp trên thiết bị, trên cột điện?
A.  
Các biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”, Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
B.  
Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Có điện nguy hiểm”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
C.  
Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm đóng điện không đồng bộ”, “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
D.  
Các biển “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người”, “ Cáp điện lực”, “Chú ý! Phía trên có điện”.
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Quy trình An toàn điện, quy định khoảng cách an toàn điện khi không có rào chắn đối với điện áp 220kV như thế nào?
A.  
Không nhỏ hơn 1,5 mét.
B.  
Không nhỏ hơn 1,0 mét.
C.  
Không nhỏ hơn 2,0 mét.
D.  
Không nhỏ hơn 2,5 mét.