Đề Thi Trắc Nghiệm Tai Mũi Họng - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn tập hiệu quả với đề thi trắc nghiệm Tai Mũi Họng từ Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Đề thi tập trung vào các kiến thức và kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực tai mũi họng, bao gồm các bệnh lý, chẩn đoán và phương pháp điều trị. Đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm tai mũi họngôn thi tai mũi họngđề thi có đáp án tai mũi họngtrắc nghiệm tai mũi họngtài liệu ôn tập tai mũi họngkỳ thi tai mũi họngcâu hỏi trắc nghiệm tai mũi họngluyện thi tai mũi họng

Số câu hỏi: 198 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

86,181 lượt xem 6,622 lượt làm bài


Bạn chưa làm Mã đề 1!

Xem trước nội dung
Câu 1: 0.2 điểm
Thay đổi lớn và đột ngột về áp lực có thể dẫn tới, chọn câu sai:
A.  
Với phi công có thể gây ù tai, đau đầu
B.  
Có khi gây tắc mạch khí dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng
C.  
Với thợ lặn gây ù tai chóng mặt
D.  
Với nhà thám hiểm vũ trụ có thể dẫn đến tử vong do thay đổi môi trường
Câu 2: 0.2 điểm
Triệu chứng lâm sàng của ung thư thanh môn:
A.  
Khàn tiếng
B.  
Khó thở thanh quản
C.  
Ít khi di căn hạch cổ
D.  
Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 3: 0.2 điểm
Dấu hiệu nào không gặp trong viêm xoang hàm cấp:
A.  
Đau dưới hốc mắt
B.  
Chảy mũi hôi
C.  
Vảy mũi
D.  
Nghẹt mũi
Câu 4: 0.2 điểm
Viêm mũi cấp thường gặp ở lứa tuổi nào:
A.  
Dưới 5 tuổi
B.  
6 - 10 tuổi
C.  
11 - 15 tuổi
D.  
Người trưởng thành, hút nhiều thuốc
Câu 5: 0.2 điểm
Yếu tố xúc tác hình thành ung thư trong ung thư thanh quản là:
A.  
Asbestos
B.  
Mạt cưa gỗ
C.  
Hút thuốc lá
D.  
Nhai trầu
Câu 6: 0.2 điểm
VA còn được gọi là amidan:
A.  
Gerlach
B.  
Palatine
C.  
Lingle de Frankel
D.  
Luschka
Câu 7: 0.2 điểm
Dấu hiệu Griessinger dương tính trong:
A.  
Viêm xương đá cấp
B.  
Viêm xoang cấp
C.  
Viêm tiền đình cấp
D.  
Thuyên tắc xoang tĩnh mạch bên
Câu 8: 0.2 điểm
Chức năng miễn dịch của Amidan phát triển mạnh từ:
A.  
>1 tuổi
B.  
>2 tuổi
C.  
>3 tuổi
D.  
>4 tuổi
Câu 9: 0.2 điểm
Chấn thương nào sau đây không do chấn thương tai ngoài:
A.  
U máu vành tai
B.  
Vỡ xương nhĩ
C.  
Rách ống tai
D.  
Thủng màng nhĩ
Câu 10: 0.2 điểm
Viêm mũi vận mạch
A.  
Do dị ứng
B.  
Do dùng thuốc co mạch mũi
C.  
Do chảy dịch não tủy
D.  
Tiến triển không theo chu kỳ
Câu 11: 0.2 điểm
Dấu hiệu chắc chắn của gãy xương chính mũi:
A.  
Biến dạng tháp mũi
B.  
Tím da vùng mũi
C.  
Đau khi sờ nắn vùng xương chính mũi
D.  
Có tiếng lạo xạo xương
Câu 12: 0.2 điểm
Ở bệnh nhân có chảy mủ tai và thủng màng chùng:
A.  
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật
B.  
Chỉ cần điều trị nội khoa và theo dõi
C.  
Chỉ cần vá màng nhĩ
D.  
Không câu nào kể trên
Câu 13: 0.2 điểm
Thay đổi tri giác trong áp xe đại não do tai
A.  
Kích động, la hét
B.  
Nói sảng
C.  
Tinh thần trì trệ
D.  
Tâm thần
Câu 14: 0.2 điểm
Biện pháp nào sau đây có giá trị chẩn đoán cao nhất đối với ung thư vòm:
A.  
Sinh thiết hạch cổ
B.  
Sinh thiết vòm
C.  
Nội soi vòm bằng ống soi mềm quang học
D.  
Quệt vào vòm làm tế bào học
Câu 15: 0.2 điểm
Một trong các nhóm triệu chứng lâm sàng sau đây không thuộc bệnh cảnh ung thư vòm kinh điển
A.  
Ù nặng tai, tiết dịch trong tai giữa I bên, thủng nhĩ chảy tai mũ nhầy lẫn máu
B.  
Nghẹt mũi, chảy máu cam 1 bên, khịt khạc ra máu
C.  
Co đồng tử, hẹp mí mắt, lõm nhãn cầu (hội chứng Claude-Bernard-Horner)
D.  
Nhức đầu mặt, liệt 6 với lé mắt trong
Câu 16: 0.2 điểm
Nghe kém tiếp nhận gặp trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A.  
Lão thính
B.  
Ngộ độc tai
C.  
Nút ráy tai
D.  
Điếc đột ngột
Câu 17: 0.2 điểm
Đè ép cánh mũi vào vách mũi được dùng trong trường hợp:
A.  
Chảy máu ở điểm mạch Kiesselbach
B.  
Chảy máu động mạch
C.  
Chảy máu nặng
D.  
Chảy máu ở bệnh nhân cao huyết áp
Câu 18: 0.2 điểm
Trẻ em bị mắc viêm Amidan mạn tính, tuổi chỉ định cắt amidan thích hợp là:
A.  
6 tuổi
B.  
9 tuổi
C.  
Trên 12 tuổi
D.  
Trên 15 tuổi
Câu 19: 0.2 điểm
Tỉ lệ vùng chức năng của màng nhĩ và đế bàn đạp:
A.  
15:1
B.  
17:1
C.  
23:1
D.  
1:10
Câu 20: 0.2 điểm
Ngày nay nguyên nhân gây viêm họng mạn được chú ý nhiều nhất là:
A.  
Cơ địa
B.  
Trào ngược dạ dày — thực quản
C.  
Uống Ít nước
D.  
Ăn nhiều đồ ngọt và dầu mỡ
Câu 21: 0.2 điểm
Bệnh sau đây dễ chẩn đoán lầm với sốt rét:
A.  
Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên
B.  
Viêm tai xương chũm
C.  
Viêm quanh tấy Amidan
D.  
Apxe amidan
Câu 22: 0.2 điểm
Tác nhân gây viêm tai giữa cấp, ngoại trừ:
A.  
Phế cầu
B.  
Hemophilus influenza
C.  
Pseudomonas aeroginosa
D.  
Moraxella catarrhalis
Câu 23: 0.2 điểm
Hầu hết áp xe ngoài màng cứng của thùy thái dương:
A.  
Không triệu chứng và tìm thấy tình cờ khi phẫu thuật xương chũm
B.  
Hiện diện với nhức đầu vùng thái dương 1 bên dai dẳng
C.  
Hiện diện cùng với chóng mặt
D.  
Hiện diện cùng với tiết dịch theo mạch đập, nghe kém, ù tai
Câu 24: 0.2 điểm
Dấu hiệu nào sau đây không thuộc VTG cấp thủng nhĩ:
A.  
Nghe kém
B.  
Ấn nấp tai đau
C.  
Chảy dịch tai
D.  
Màng nhĩ thủng
Câu 25: 0.2 điểm
Các mốc của màng nhĩ trên khám lâm sàng, ngoại trừ:
A.  
Nón sáng
B.  
Vành nhĩ
C.  
Cán xương búa
D.  
Đế xương bàn đạp
Câu 26: 0.2 điểm
Bệnh lý nào không gặp ở trẻ thiếu nhi:
A.  
Viêm mũi dị ứng
B.  
Viêm mũi xoang cấp
C.  
Viêm xoang hàm do răng
D.  
Viêm tai giữa
Câu 27: 0.2 điểm
Biến chứng thường gặp nhất của chấn thương xoang trán là:
A.  
Viêm xoang trán
B.  
Viêm màng não
C.  
U nhày xoang trán
D.  
Tắc ống mũi trên
Câu 28: 0.2 điểm
Chấn thương xoang hàm kèm vỡ khối xương mặt thường vỡ theo đường nào:
A.  
Lefort
B.  
Cald-well Lục
C.  
Blow out
D.  
Rãnh mũi má
Câu 29: 0.2 điểm
Một trong các thành phần không thuộc thanh quản:
A.  
Sụn giáp
B.  
Sụn nhẫn
C.  
Sụn phễu
D.  
Xương móng
Câu 30: 0.2 điểm
Chảy máu mũi nặng có thể thứ phát sau một số bệnh trừ:
A.  
Điều trị thuốc chống đông
B.  
Cao huyết áp
C.  
U xơ vòm mũi họng
D.  
Polype mũi xoang
Câu 31: 0.2 điểm
Điều nào sau đây không đúng khi nói về bệnh điếc câm:
A.  
Hầu hết trẻ nhỏ bị câm là do bị điếc, vì trẻ không nghe được nên không bắt chước nói được
B.  
Có thể điếc do sử dụng thuốc kháng sinh S.streptomycine
C.  
Khi phát hiện trẻ điếc câm thì gửi trẻ đến trường dạy điếc câm càng sớm càng tốt
D.  
Điếc câm không bao giờ nói chuyện được hay nghe được
Câu 32: 0.2 điểm
Vi trùng gây viêm họng đỏ bựa trắng chiếm tỷ lệ cao nhất là
A.  
Staphylococcus
B.  
Klebsiella
C.  
Streptococcus hemolytic group
D.  
Heamophilus influenza
Câu 33: 0.2 điểm
Xoang sau dẫn lưu vào khe nào:
A.  
Khe dưới
B.  
Khe giữa
C.  
Khe trên
D.  
Tất cả đúng
Câu 34: 0.2 điểm
Bé trai, 13 tuổi, đến khám vì nghẹt mũi, nguyên nhân nào ít nghĩ đến nhất:
A.  
Ung thư
B.  
Viêm xoang sàng
C.  
Viêm mũi xuất tiết
D.  
Dị vật mũi
Câu 35: 0.2 điểm
Triệu chứng sốt trong thuyên tắc xoang bên:
A.  
Từng cơn hình tháp chuông nhà thờ
B.  
Remittent từng cơn cách đều nhau
C.  
Mức thấp
D.  
Mức cao
Câu 36: 0.2 điểm
Chọn câu đúng nhất, trẻ có bộ mặt VA là do:
A.  
Nghẹt mũi kéo dài
B.  
Ăn uống kém
C.  
Suy dinh dưỡng từ nhỏ
D.  
Viêm Amidan tái diễn nhiều lần
Câu 37: 0.2 điểm
Triệu chứng nào sau đây có thể liên quan đến ung thư vòm:
A.  
Khó thở
B.  
Khàn tiếng
C.  
Nuốt đau
D.  
Nghe kém
Câu 38: 0.2 điểm
Meche mũi sau được chỉ định trong trường hợp:
A.  
Chảy máu ở điểm mạch Kiessellbach
B.  
Chảy máu nhẹ
C.  
Sau khi nhét meche mũi trước không cầm
D.  
Chảy máu ở cuống dưới
Câu 39: 0.2 điểm
Bệnh nhân có cơ địa dị ứng thường mắc bệnh gì trong chuyên ngành TMH:
A.  
Viêm mũi dị ứng
B.  
Viêm xoang dị ứng
C.  
Viêm tai giữa
D.  
Loạn cảm họng
Câu 40: 0.2 điểm
Nghe kém hỗn hợp:
A.  
Đường xương và đường khí đều giảm
B.  
Không có khoảng cách giữa đường khí và đường xương
C.  
Khoảng cách giữa đường xương và đường khí ít nhất 15dB
D.  
A và C
Câu 41: 0.2 điểm
Biến chứng nguy hiểm nhất của dị vật đường ăn:
A.  
Nhiễm trùng
B.  
Tràn khí trung thất
C.  
Tràn khí màng phối
D.  
Thủng động mạch
Câu 42: 0.2 điểm
Một người có sức nghe bình thường khi:
A.  
Sức nghe >26dB ở tất cả tần số
B.  
Sức nghe <26dB
C.  
Sức nghe >26dB ở các tần số trầm
D.  
Sức nghe >26dB ở các tần số cao
Câu 43: 0.2 điểm
Dấu hiệu thường gặp nhất trong viêm tấy amidan:
A.  
Nuốt đau
B.  
Khít hàm
C.  
Đau tai
D.  
Khó thở
Câu 44: 0.2 điểm
Nguyên nhân gây Viêm họng cấp thường gặp là:
A.  
Vi trùng
B.  
Vi rút
C.  
Cơ địa
D.  
Sức đề kháng
Câu 45: 0.2 điểm
Các chỗ hẹp của thực quản, ngoại trừ:
A.  
Miệng thực quản cách cung răng trên 15cm
B.  
Phế quản gốc trái cách cung răng trên 23cm
C.  
Eo động mạch chủ cách cung răng trên 24-25cm
D.  
Môn vị
Câu 46: 0.2 điểm
Chảy máu mũi do dị vật thường có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A.  
Thường gặp ở trẻ dưới 7 tuổi
B.  
Dễ nhầm với viêm xoang
C.  
Thường chảy I bên, số lượng ít, lẫn nhày đục, có mùi hôi
D.  
Dị vật thường để lâu trong mũi
Câu 47: 0.2 điểm
HIV/AIDS biểu hiện thương tổn thường gặp nhất ở cơ quan TMH là:
A.  
Sara Kaposi
B.  
Loét họng miệng
C.  
Nấm họng, miệng
D.  
Nấm thanh quản, thực quản
Câu 48: 0.2 điểm
Trong trường hợp chảy máu mao mạch ở trẻ nhỏ, phương pháp cầm máu nào sử dụng hiệu quả nhất:
A.  
Thắt động mạch
B.  
Nhét meche mũi sau
C.  
Nhé spongel
D.  
Đè ép cánh mũi vào vách mũi
Câu 49: 0.2 điểm
Hội chứng chóng mặt thường gặp trong các bệnh sau, ngoại trừ:
A.  
Hạ huyết áp
B.  
Bệnh lý TKTW
C.  
Viêm xoang
D.  
Viêm tai xương chum
Câu 50: 0.2 điểm
Thính lực đồ giảm sức nghe đường khí và đường xương song hành là:
A.  
Nghe kém dẫn truyền
B.  
Nghe kém tiếp nhận
C.  
Nghe kém hỗn hợp
D.  
Không câu nào đúng